1920×310-min

TỔNG QUAN VỀ SÂM CAU

4,993 đã xem

TỔNG QUAN VỀ SÂM CAU 1

Hình ảnh Sâm cau

  • Tên: Sâm cau
  • Tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn.
  • Họ: Tỏi voi lùn Hypoxidaceae.
  • Tên khác:Ngải cau, Tiên mao, Cồ nốc lan, Thài lèng, Soọng cà (Tày), Nam sáng ton (Dao).

1. Hình thái

  • Cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 30 cm, có khi hơn. Thân rễ, hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ nhỏ, vỏ thô màu nâu, trong nạc màu vàng ngà.
  • Lá mọc từ thân rễ, xếp nếp tựa như lá cau, phiến thuôn hình mũi mác hẹp, dài dài khoảng 25-50 cm (bao gồm cả cuống), rộng 2,5 – 3 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất rõ; bẹ lá to và dài.
  • Phát hoa ở mặt đất, cụm hoa nằm trên một trục ngắn và mảnh giữa các bẹ lá, gồm 3-5 hoa, lá bắc hình trái xoan nhọn, bao hoa nằm đầu một cái mỏ dài của bầu. Lá đài 3, có lông dài ở lưng. Cánh hoa 3, cùng dạng lá đài, nhẵn. Nhị 6, xếp 2 dãy, bằng nhau, chỉ nhị ngắn hơn bao phấn. Bầu hình thoi, có lông xồm xoàm, kéo dài thành mỏ, đầu nhụy hình trái xoan, chia 3 nhánh mập.
  • Quả nang thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm, chứa 1-4 hạt phình ở đầu, phía dưới có một phần phụ hình liềm.
  • Mùa hoa quả: Tháng 5 – 7.

2. Phân bố, sinh thái

  • Trên thế giới, Sâm cau phân bố ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á. Ở nước ta, mọc phổ biến ở miền Bắc, có gặp từ Hà Tây (nay là Hà Nội) vào tới Lâm Đồng.
    Trước năm 1980, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình thường khai thác được nhiều cây thuốc này và hiện nay trở nên hiếm dần. Gần đây, cây được đưa vào Danh mục đỏ cây thuốc Việt Nam.
  • Sâm cau là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rẫy. Cây sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất, hoa quả hàng năm, khi già tự mở để hạt phát tán ra xung quanh.

3. Cách trồng

  • Sâm cau được nhân giống bằng hạt hoặc bằng mầm. Người dân thường đánh cây con mọc hoang về trồng. Rễ sâm cau hình trụ, ăn sâu, khi đánh cây chú ý đào sâu lấy hết rễ. Nên đánh khi cây còn nhỏ. Thời vụ trồng tốt nhất vào mùa xuân. Các mùa khác cũng trồng được nhưng phải chăm sóc nhiều hơn.
  • Sâm cau sống rất khỏe, lá xanh tốt quanh năm, vì thế có thể trồng trong chậu, bón như cây xanh. Nếu trồng ở đất, có thể trồng với khoảng cách 30*40 hay 30*50cm. Cần bón một ít phân lót cho đất tơi xốp, thỉnh thoảng xới xáo, bón thêm phân. Thu hoạch vào cuối năm, đào lấy củ, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, cất giữ dùng dần.

4. Bộ phận dùng

  • Thân rễ, thu hái quanh năm, đào về rửa sạch ngâm nước vo gạo để khử bớt độc, rồi phơi khô.

4. Bộ phận dùng 1

5. Thành phần hóa học

  • Kết quả định tính sơ bộ cho thấy thân rễ sâm cau chứa hợp chất phenolic, saponin, alkaloid, phytosterol, đường khử tự do, chất béo. Và trong đó nhóm chất chính là nhóm chất phenolic tập trung chủ yếu phân đoạn ethylacetat.
  • Thân rễ sâm cau (Curculigo orchioides) chứa curculigosid, curculigin.  Chiết xuất và phân lập được một glycosid phenolic mới từ thân rễ sâm cau: curculigin E, curculigin F, curculigin G, curculigin H, curculigin I. Orcinosid D, E, F, G. Curculigosid FH (1-3).
  • Trong thân rễ có 5,7-dimethoxym-ricetin-3-0-α-L-xylopyranosyl-4-0-β-D-glucopyranosid thuộc nhóm saponin. Hai glycosid cycloartan triterpenoid mới được tìm thấy là: curculigosaponin N và curculigosaponin O.

6. Tác dụng dược lý

a. Tác dụng tăng lực, kích thích miễn dịch, chống loãng xương

  • Ở mức liều 0,5g/ kg thể trọng chuột và sau 14 ngày dùng thuốc, cao đặc bào chế từ dịch chiết ethanol sâm cau thể hiện tác dụng tăng lực trên chuột nhắt trắng trong mô hình trụ quay Rotarod.
  • Những hợp chất phenolic trong Sâm cau đã được chứng minh là có khả năng kích thích cả 2 đáp ứng miễn dịch: miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào, nó cũng kích thích đáp ứng miễn dịch bằng cách tác động cả trên các đại thực bào và các tế bào lympho. Nghiên cứu dược lý cho thấy các curculigosaponin C và F có thể thúc đẩy sự tăng sinh tế bào lympho ở lách chuột nhắt trắng rõ rệt và các curculigosaponin F và G làm tăng trọng lượng tuyến ức In Vivo ở chuột nhắt trắng. Curculigosid từ rễ sâm cau có tác dụng kích thích miễn dịch và bảo vệ cơ thể. Curculigosid làm tăng hoạt tính của tế bào tự nhiên (NK), làm giảm mức cytokin pro-inflammatory như TNF-α, IL-1β, IL-6… và tăng các mức cytokin khác như IL-2, IFN-γ… làm giảm sự di căn phổi, tăng tuổi thọ trên động vật thí nghiệm. Dịch chiết methanol thân rễ có tác dụng tăng cường miễn dịch trên chuột bị ức chế miễn dịch.
  • Curculigosid một trong những phenolic trong thân rễ của sâm cau, bảo vệ tế bào tạo xương thông qua kích thích sự phát triển và giảm các phản ứng viêm từ đó phòng ngừa và điều trị loãng xương. Điều đó giúp nam giới luôn có sức khỏe tốt, thể chất tốt – điều mấu chốt cho đời sống tình dục khỏe và vững bền.

b. Tác dụng tăng cường chức năng sinh lý, chống bất thường tinh trùng

  • Sâm cau lâu đời đã được tương truyền là cây gây bệnh “nhớ vợ”, các chiến sĩ, cán bộ công tác vùng biên giới được bà con dân tộc mời uống rượu sâm cau thì đều đòi về quê thăm nhà thăm vợ, có những chiến sĩ cách nhà hàng trăm km cũng đòi về thăm vợ trong đêm. Chính vì câu chuyện ấy mà Sâm cau được các quý ông truyền tai nhau rằng đây là loài cây gây bệnh nhớ vợ.
  • Nghiên cứu của TS. Bùi Thị Minh Giang có khẳng định, Sâm cau hay Tiên mao là loài có khả năng “tăng cường bản lĩnh phái mạnh” tốt nhất và cao hơn 1,5 lần các loài có tác dụng tương tự. Nghiên cứu với liều 100mg/kg thì thấy khả năng kích thích mạnh của Sâm cau thể hiện qua các chỉ số như: khả năng cương cứng tăng, hiệu quả chất lượng tăng, tần số tăng, khoảng thời gian giữa các lần cũng ngắn lại. Ngoài ra, các thông số về khối lượng cơ quan sinh sản, sự sinh tinh đều cho thấy sự tăng rõ rệt (~150%) [11].
  • Tác dụng kích thích tình dục, chống bất thường tình trùng của Sâm cau càng rõ ràng hơn khi được thử nghiệm điều trị cho 50 cặp vợ chồng vô sinh với người nam giới có các chứng giảm tinh trùng, tinh trùng chết, tinh trùng kém chuyển động và tinh trùng yếu. Bài thuốc với thành phần chính là Sâm cau cùng 2 vị thuốc dẫn khác được cho nam giới sử dụng trong 3 tháng. Kết quả có sự thay đổi đáng kể về khả năng sống của tinh trùng sau một tháng điều trị, trong đó có sự thay đổi về đặc tính hình thái của tinh trùng. Ở tháng thứ 2 có sự gia tăng về số lượng và khả năng chuyển động của tinh trùng, đồng thời số lượng tinh trùng non giảm. Sau 3 tháng điều trị, tinh trùng bình thường phát triển ở 80% bệnh nhân nam giới, tương hợp với sự phát triển thai nghén ở người phụ nữ, 15 trong 50 bệnh nhân điều trị đã có con.
  • Rễ sâm cau thử nghiệm dưới dạng cao cồn có hoạt tính tác dụng kích thích co bóp tử cung. Dịch chiết thân rễ cho thấy sự gia tăng đáng kể nang âm đạo, trọng lượng tử cung và sự thay đổi tăng sản nội mạc tử cung so với nhóm chứng.

c. Tác dụng chống độc cho gan, chống lão hóa, bảo vệ tế bào thần kinh

  • Các chất curculigenin A, curculigol đã được nghiên cứu thấy có tác dụng chống độc cho gan.
  • Các glycosid phenolic phân lập  từ thân rễ sâm cau có tác dụng chống lão hóa.
  • Dịch chiết methanol từ Sâm cau có hiệu quả trong bảo vệ thần kinh.

d. Tác dụng hạ đường máu, chống co thắt hồi tràng

  • Cao ethanol 50sâm cau có các tác dụng hạ đường máu, chống co thất hồi tràng cô lập chuột lang gây bởi acetylcholin, histamin và có tác dụng ức chế sự phát triển của sarcom 180 ở chuột nhắt trắng.

Xem thêm các nghiên cứu khoa học chứng minh công dụng của Sâm cau với sinh lý nam TẠI ĐÂY

7. Tính vị, công năng

  • Sâm cau vị cay tính ấm, quy vào hai kinh tỳ và thận.
  • Công năng: Bổ thận tráng dương, ôn trung táo thấp, tán ứ trừ tê, tráng gân cốt.

8. Công dụng

  • Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người già đái són, lạnh dạ, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn. Liều dùng mỗi ngày 12 – 20g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác. Còn dùng chữa hen và tiêu chảy. Nhân dân ở một số vùng dân tộc thiểu số dùng rễ củ Sâm cau làm thuốc bổ. Dùng ngoài, rễ giã nát đắp chữa lở loét.
  • Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nước sắc thân rễ sâm cau tán bột được dùng làm thuốc bổ chung, thuốc hồi sức để điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính. Thuốc còn làm tăng huyết áp, và điều kinh.
  • Ở Ấn Độ, Nepal và Philippin, thân rễ Sâm cau được dùng làm thuốc lợi tiểu và kích dục chữa bệnh ngoài da, loét dạ dày tá tràng, trĩ, lậu, bạch đới, hen, vàng da, tiêu chảy và nhức đầu.
  • Ở Ấn Độ, người ta còn dùng thân rễ Sâm cau để gây sẩy thai dưới dạng thuốc sắc, hoặc thuốc bột uống với đường trong một cốc sữa. Rễ Sâm cau là một thành phần trong bài thuốc cổ truyền Ấn Độ gồm 10 dược liệu trị sỏi niệu. Dùng ngoài, rễ Sâm cau giã nát, đắp chữa ngứa và bệnh ngoài da. Ở Thái Lan, thân rễ Sâm cau là thuốc lợi tiểu và trị tiêu chảy. Ở Papua Niu Guiê, thân rễ và lá Sâm cau được hơ nóng cho mềm, rồi chà xát lên cơ thể làm thuốc tránh thụ thai.
  • Ghi chú: Dùng Sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức. Do có độc tính nên không sử dụng cho người hư yếu. Khi chế biến, người ra rửa sạch và ngâm với nước vo gạo để khử bớt độc tính đi.

8. Công dụng 1

9. Bài thuốc có sâm cau 

– Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng

  • Sâm cau 8g; sâm Bố Chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, mỗi vị 12g; cam thảo nam, cáp giới, ngũ gia bì, mỗi vị 8g.
  • Sắc uống ngày một thang.

– Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương

  • Sâm cau 50g thái nhỏ, sao vàng, rượu trắng 650ml. Ngâm trong 7 ngày hơn.
  • Mỗi ngày uống hai lần vào trước hai bữa ăn chính, mỗi lần 25 – 30ml.

– Chữa nam giới liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh khó thụ thai

  • Sâm cau 20g; thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục, mỗi vị 16g; hồi hương 4g.
  • Sắc uống ngày một thang.

– Chữa tê thấp, đau mình mẩy

  • Sâm cau, hy thiêm, hà thủ ô, mỗi vị 50g, rượu trắng 650ml, Ngâm trong 7 ngày hay hơn.
  • Ngày uống 50ml chia hai lần.

– Chữa sốt xuất huyết

  • Sâm cau 20g sao đen, cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp 10g sao đen, quả dành dành 8g sao đen.
  • Sắc uống ngày một thang.

– Chữa huyết áp cao, nhất là phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh

  • Sâm cau, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy, mỗi vị 12g.
  • Sắc uống ngày một thang.

10. Sâm cau – dùng thế nào cho hiệu quả nhất

Sâm cau có thể dùng đơn lẻ bằng cách ngâm rượu hoặc bằng tán bột. Tuy nhiên như đã nói ở trên, dùng độc vị Sâm cau liều cao và dài ngày dễ gây hư tổn đến khí huyết, cường dương quá mạnh có thể làm tinh hao kiệt sức. Do vậy, Sâm cau thường được dùng phối hợp với những vị thuốc ích tinh tủy và lợi khí huyết như Nhung hươu, Nhân sâm… để tăng tác dụng chính và giảm hoặc làm mất tác dụng phụ của Sâm cau.

Mang đến một giải pháp đột phá cho sức khỏe quý ông, Sâm nhung cường lực Tuệ Linh là sản phẩm tiên phong kết hợp từ Sâm cau, Nhung hươu Bắc Cực cùng các nguyên liệu quý giúp giải quyết tận gốc vấn đề của nam giới tuổi trung niên:
•    Cải thiện thể lực toàn diện, giúp tăng cường sức khỏe toàn thân
•    Hồi phục khả năng sản xuất testosterone nội sinh của cơ thể, làm chậm quá trình mãn dục nam.
Sản phẩm là giải pháp hàng đầu cho nam giới tuổi trung niên để có một thể lực dồi dào và sinh lý vững mạnh.

10. Sâm cau - dùng thế nào cho hiệu quả nhất 1

Tìm mua sản phẩm Sâm nhung cường lực Tuệ Linh tại hiệu thuốc gần bạn nhất TẠI ĐÂY

Để được tư vấn miễn phí sức khỏe/sinh lý nam gọi ngay 1800 1190 (miễn cước) hoặc 091 257 1190 

 

* Ý KIẾN CHUYÊN GIA 

  • TS.BS. Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y Tế
10. Sâm cau - dùng thế nào cho hiệu quả nhất 2  “Là một bác sỹ y học cổ truyền, tôi đặc biệt đánh giá rất cao việc sử dụng Sâm cau cho nam giới tuổi trung niên trong công thức Sâm nhung cường lực Tuệ Linh. Trước đây cứ nói đến trợ dương ích thận thì nghĩ đến Dâm dương hoắc, Nhục thung dung từ Trung Quốc mà không biết rằng Sâm cau của ta mạnh hơn nhiều. Sâm cau tăng lực mạnh hơn, sinh tinh mạnh hơn và giúp trẻ hóa cơ thể. Sâm nhung cường lực Tuệ Linh kết hợp Sâm cau với Nhung hươu Bắc cực là một sự bổ trợ tuyệt vời, giúp làm chậm mãn dục mam, ích tinh huyết, bổ máu giúp nam giới trung niên “hồi xuân” và kéo dài tuổi thọ.”
  • PGS. TS. Nguyễn Thượng Dong – Nguyên viện trưởng viện dược liệu Trung ương
10. Sâm cau - dùng thế nào cho hiệu quả nhất 3  “Sâm cau là một trong những dược liệu vàng hỗ trợ việc tăng cường sức mạnh sinh lý nam. Trong thân và rễ Sâm Cau có nhóm chất cycloartan triterpen saponin có tác dụng làm tăng khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone, chống co thắt, làm thư giãn cơ và giảm ức chế thần kinh. Ngoài ra, Sâm cau còn chứa chất curculosid có tác dụng chống ngưng tập beta-amyloid, qua đó bảo vệ tế bào thần kinh, làm dịu căng thẳng. Curculigosaponin C và F kích thích sản sinh tế bào lympho lách, làm tăng khả năng miễn dịch.”
  • ThS. Ngô Đức Phương – Chuyên gia thẩm định dược liệu
10. Sâm cau - dùng thế nào cho hiệu quả nhất 4 ” Sâm cau vùng Tây Bắc là dược liệu quý hiếm được các quý ông săn đón, tìm mua với công dụng chữa liệt dương, yếu sinh lý, làm mạnh gân xương… Tuy nhiên không nhiều người biết rõ hình thái Sâm cau để mua đúng dược liệu. Trong khi đó, loại ” Sâm cau” đang bán phổ biến trên mạng hay các khu du lịch, chợ dược liệu lại là rễ của một số loài Huyết giác (Dracaenaceae), phổ biến nhất là rễ loài Bồng bồng (Dracaena angustifolia). Rễ cây này thực chất không hề có tác dụng tăng cường sinh lý, thậm chí còn có thể gây tác hại vì toàn cây Bồng bồng bỏ rễ có độc. Chính bởi vậy, để sử dụng Sâm cau đạt hiệu quả như mong muốn, các quý nên tìm những đơn vị uy tín, có xuất xứ nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng để đảm bảo dùng đúng dược liệu. Sản phẩm Sâm nhung cường lực Tuệ Linh với nguyên liệu Sâm cau chuẩn hóa, đúng loại Sâm cau lá hẹp Curculigo orchioides Gaertn.”

* CẢM NHẬN KHÁCH HÀNG 

Không chỉ được giới chuyên môn đánh giá cao, Sâm nhung cường lực Tuệ Linh còn được hàng nghìn quý ông Việt tin tưởng và sử dụng như một vũ khí bí mật để tăng cường sinh lực và khẳng định bản lĩnh đàn ông của mình.

Chú Trần Văn Phú (Ninh Kiều, Cần Thơ)

10. Sâm cau - dùng thế nào cho hiệu quả nhất 5  10. Sâm cau - dùng thế nào cho hiệu quả nhất 6
  • Tôi năm nay 58 tuổi, do lớn hơn vợ gần 20 tuổi nên nhiều khi vấn đề sinh lý không được cân bằng, đặc biệt mỗi lần sinh hoạt vợ chồng xong là người mệt mỏi rã rời, uể oải chưa từng có, không thiết ăn uống gì cả. Để khắc phục tình trạng này, tôi đã sử dụng các sản phẩm hỗ trợ song đều không đạt được hiệu quả như mong muốn. Cho tới khi biết và sử dụng Sâm nhung cường lực Tuệ Linh, chỉ sau 15 ngày sức khỏe của tôi tốt lên trông thấy, cơ thể sung mãn, sinh lý được cải thiện rõ rệt khiến vợ không khỏi ngỡ ngàng. 
  • Xem thêm chia sẻ của chú Phú TẠI ĐÂY

Bác Hoàng Văn Khoản (Thanh Trì, Hà Nội)

10. Sâm cau - dùng thế nào cho hiệu quả nhất 710. Sâm cau - dùng thế nào cho hiệu quả nhất 8
  • Tôi năm nay 68 tuổi, hiện là giáo viên nghỉ hưu. Từ sau 40 tuổi, sức khỏe của tôi bắt đầu giảm sút, cơ thể không còn sung mãn như trước. Đặc biệt sau mỗi lần sinh hoạt vợ chồng thường bị đau lưng, mệt mỏi rã rời. Tuy nhiên chỉ sau 2 tháng dùng Sâm nhung cường lực Tuệ Linh, sức khỏe của tôi tốt lên rất nhiều, đời sống vợ chồng được cải thiện. Đặc biệt có thể “yêu” vợ đều đặn 1 lần / tuần mà không còn hiện tượng đau lưng, mỏi gối, mệt mỏi như trước. Tôi rất phấn khởi và sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm lâu dài.
  • Xem thêm chia sẻ của bác Khoản TẠI ĐÂY

Anh Phạm Văn Thắng (Thanh Xuân, Hà Nội)

10. Sâm cau - dùng thế nào cho hiệu quả nhất 910. Sâm cau - dùng thế nào cho hiệu quả nhất 10
  • Tôi năm nay 45 tuổi, là kỹ sư xây dựng, đã lập gia đình được 15 năm nhưng gần 1 năm nay không còn ham muốn chăn gối như trước nữa mặc dù vẫn yêu vợ. Đặc biệt sau mỗi lần “gần” vợ, tôi thường bị đau lưng, mệt mỏi có khi phải vài ngày sau mới hồi phục được cơ thể. Sau 2 tháng sử dụng Sâm nhung cường lực Tuệ Linh sức khỏe của tôi tốt hơn, đời sống vợ chồng cũng mặn nồng trở lại, không còn hiện tượng đau lưng sau quan hệ nữa. Tôi rất an tâm sử dụng sản phẩm thường xuyên và lâu dài.
  • Xem chia sẻ của anh Thắng TẠI ĐÂY

Để mua sản phẩm Sâm nhung cường lực Tuệ Linh vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY

Để được tư vấn miễn phí sức khỏe/sinh lý nam gọi ngay 1800 1190 (miễn cước) hoặc 091 257 1190 

huong-dan-mua-thuoc Ai nên dùng SÂM NHUNG CƯỜNG LỰC TUỆ LINH?

1. Người mãn dục nam, sinh lý yếu .

2. Người mệt mỏi, suy nhiệt, kiệt sức thiếu máu.

3. Người có nhu cầu tăng lực, tăng sự dẻo dai.

mua-ngay
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn