Bạn đã nghe nói đến khái niệm sâm cau đen? Vậy sâm cau đen là gì? Sâm cau có mấy loại mà lại có cái tên sâm cau đen xuất hiện?
Nội dung bài viết
Sâm cau
Củ sâm cau
Sâm cau là một loại thảo dược lâu năm nhỏ, với gốc ghép củ có rễ dài chính cùng với nhiều rễ nhánh.
- Lá cuống lá hoặc lá cuống ngắn không xuất hiện trong hoa hồng. Lá hình thoi thuôn dài 15-45 cm, rộng tầm 1,5-2,4 cm.
- Hoa có màu vàng rực rỡ. Mỗi cây là cụm 3 ~ 6 lá cụm đầu lá nhọn có lông tơ bên, dưới lá màu tím đỏ,
- Quả hình trứng nhỏ đường kính 1cm.
- Hoa nở vào mùa hè và mùa thu.
Sâm cau thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa đông, lấy sợi và đầu rễ, rửa sạch và để khô.
Củ sâm cau có hình trụ, hơi cong, dài tầm 3 đến 10 cm, có đường kính từ 4 đến 8 cm, bề mặt có màu nâu sẫm hoặc nâu, thô, rễ xơ là các vạch và nếp nhăn dọc và ngang giống như lưới.
Củ cứng và giòn và dễ vỡ, không bằng phẳng, màu nâu nhạt hoặc màu nâu, trong lõi màu sắc đậm hơn. Hương thơm đậm đà và hương vị nóng và đắng.
Sâm cau đen
Khái niệm sâm cau đen là do có xuất hiện sâm cau giả màu đỏ hồng hiện hay được các thương lái bán trên thị trường.
Khái niệm Sâm cau đỏ” và “Sâm cau đen”
Các thương lái dựa vào tâm lý của người mua mà trà trộn rồi đồn thổi rằng sâm cau có 2 loại sâm cau đen và sâm cau đỏ. Sâm cau đen và sâm cau đỏ này là họ dựa vào màu sắc để nói sâm cau đỏ- tức củ bổng bồng, và sâm cau đen là củ sâm cau chuẩn.
Vậy trên thực tế thì Có mấy loại sâm cau?
Thực tế thì sâm cau về bản chất chỉ có một loại. Sâm cau hay người ta còn gọi là tiên mao. Sâm cau cũng có tên gọi khác như: ngải cau, Cồ nốc lan, tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn thuộc họ Hypoxydaceae. Sâm cau là cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 20-30cm, có thể cao hơn. Thân rễ mập, hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ.
Củ sâm cau đỏ mà mọi người hay gọi là củ bồng bồng không phải là sâm cau. Cây Bồng bồng có tên khoa học Pleomele angustifolia, thuộc họ Huyết giác (Dracaenaceae), là cây nhỏ, cao 1 – 2m. Rễ củ phân nhánh nhiều, màu hồng. Rễ Bồng bồng theo các sách y học giúp nhuận tràng, lợi tiểu, chữa lỵ, bạch đới chứ hoàn toàn không có tác dụng sinh lý. Theo nghiên cứu ở Ấn Độ, toàn cây Bồng bồng bỏ rễ có độc, dùng phải thận trọng.
Xem thêm: Phân biệt sâm cau thật giả
Tác dụng của sâm cau đen
Tác dụng của sâm cau được kể đến như:
- Sâm cau được dùng để chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người già đái són, lạnh dạ, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn. Với liều dùng mỗi ngày 12 – 20g dưới dạng sắc uống hoặc ngâm rượu.
- Sâm cau có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác. Sâm cau dùng để chữa hen và tiêu chảy khá hiệu quả. Ở một số nơi vùng dân tộc thiểu số dùng rễ sâm cau làm thuốc bổ. Dùng ngoài, rễ giã nát đắp chữa lở loét.
Y học cổ truyền Trung Quốc, nước sắc thân rễ sâm cau được tán bột dùng làm thuốc bổ chung để hồi phục sức khỏe điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính. Thuốc còn làm tăng huyết áp, và điều kinh.
Ở Ấn Độ, Nepal và Philippin thường dùng thân rễ sâm cau để làm thuốc lợi tiểu, thuốc kích dục, chữa bệnh ngoài da, loét dạ dày tá tràng, trĩ, lậu, bạch đới, hen, vàng da, tiêu chảy và nhức đầu. Người Ấn Độ dùng thân rễ sâm cau để gây sẩy thai dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột uống với đường trong một cốc sữa. Rễ sâm cau là một thành phần trong bài thuốc cổ truyền Ấn Độ gồm 10 dược liệu trị sỏi niệu. Dùng ngoài, rễ sâm cau giã nát, đắp chữa ngứa và bệnh ngoài da.
Ở Thái Lan, thân rễ sâm cau là thuốc lợi tiểu và trị tiêu chảy. Ở Papua Niu Guiê, thân rễ và lá sâm cau được hơ nóng cho mềm, rồi chà xát lên cơ thể làm thuốc tránh thụ thai.
Hi vong samcau.vn giúp bạn hiểu rõ hơn được khái niệm sâm cau đen là như nào? Phân biệt đúng loại sâm cau để tránh bị thương lái trà trộn thật giả, tiền mất tật mang.
Ý kiến của bạn