1920×310-min

Sâm cau chữa bệnh gì?

535 đã xem

Hỏi:

Tôi là Trình Hữu Đức, 45 tuổi đang sinh sống tại Hải Phòng. Tôi được người bạn ở Sơn La cho 1 kg sâm cau và có nói rằng sử dụng rất tốt đối với sức khỏe sinh lý của nam giới. Nhưng tôi chưa biết rõ về tác dụng của chúng ra sao. Mong chuyên mục giải đáp.

Sâm cau chữa bệnh gì? 1

Trả lời:

Chào anh Đức!

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về chuyên mục, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Sâm cau còn có các tên gọi khác như ngải cau, tiên mao, cồ nốc lan… Cây mọc hoang tại khu vực ven rừng ở một số tỉnh miền Bắc cũng như vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng

Đặc điểm của sâm cau

  • Sâm cau là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 30cm, hay hơn.
  • Lá 3 – 6, hình mũi mác hẹp, xếp nếp và có gân như lá cau, dài 20 – 40cm, rộng 2,5 – 3cm, cuống lá dài khoảng 10cm.
  • Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, dạng củ to bằng ngón tay, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ, vỏ thô màu nâu, trong nạc màu vàng ngà.
  • Cụm hoa 3 – 5, hoa nhỏ màu vàng, mọc trên một trục ngắn nằm trong những lá bắc lợp lên nhau.
  • Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5cm, chứa 1 – 4 hạt..

Thành phần hóa học của cây sâm cau

Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (căn hành), có tên dược liệu là tiên mao (Rhizoma Curculiginis). Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất nên thu hái vào mùa thu. Người ta lấy củ về, loại bỏ những rễ con sau đó rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài và ngâm nước vo gạo một đêm để khử độc rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Trong thân rễ sâm cau có chứa tinh bột, chấy nhầy, tanin, acid béo, beta-sitosterol, stigmasterol và các hợp chất flavonoid, các chất thuộc nhóm cycloartan

Sâm cau là dược thảo có chứa steroid thiên nhiên, có tác dụng dạng testosteron (một nội tiết tố sinh dục nam).

Tác dụng chữa bệnh của sâm cau

Theo y học hiện đại, các nhà nghiên cứu khoa học nhận thấy Sâm cau có tác dụng tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng sinh lý, giúp chống độc gan, chống oxy hóa và tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể.

Theo Đông y, Sâm cau có công dụng bổ thận tráng dương, ôn trung táo thấp, tán ứ trừ tê, tráng gân cốt. Thường sử dụng để bồi bổ sức khỏe, cải thiện sức khỏe sinh lý. Chữa các bệnh nam giới tinh lạnh, liệt dương, xuất tinh sớm, vô sinh, người già đái són, lạnh da, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, ở Ấn Độ, Nepal còn dùng thân rễ sâm cau làm thuốc chữa bệnh ngoài da, hen, loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy, nhức đầu…

(Chi tiết: Tác dụng tuyệt vời của sâm cau)

Bài thuốc dùng sâm cau chữa bệnh:

Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng.

Phối hợp: Sâm cau 8g, sâm Bố chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc mỗi vị 12g; cam thảo nam,, cáp giới, ngũ gia bì mỗi vị 8g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa nam giới liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh khó thụ thai.

Phối hợp: Sâm cau 20g; Thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục mỗi vị 16g, hồi hương 4g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Trị tê thấp, đau mình mẩy.

Phối hợp: Sâm cau, hà thủ ô, hy thiêm mỗi vị 50g. Ngâm rượu trắng 650ml. Ngâm ít nhất 1 tuần hay hơn.

Ngày uống 50ml chia làm 2 lần.

Bài thuốc “Nhị tiên thang”

Sâm cau (tiên mao), dâm dương hoắc (tiên linh tỳ), đương quy, ba kích, mỗi thứ 12g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 250nl, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Dùng chữa cao huyết áp, thích hợp với nam giới bị liệt dương do thận dương suy, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.

Đọc thêm: Sâm cau tăng cường chức năng sinh lý

Lưu ý khi sử dụng rượu sâm cau

  • Dùng sâm cau liều cao (hoặc uống nhiều) kéo dài sẽ gây cường dương, làm hao tinh kiệt sức.
  • Người hư yếu không nên dùng.

Một số món ăn – bài thuốc có dùng sâm cau

Thịt gà nấu sâm cau

Nguyên liệu:

  • Thịt gà 250g
  • Sâm cau 15g
  • Dâm dương hoắc 15g
  • Gia vị các loại

Thịt gà rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp gia vị, để khoảng 20 phút cho thấm. Hai loại dược liệu rửa sạch. Tất cả cho vào nồi đất, nấu với lượng nước vừa đủ, đến khi thịt gà chín mềm. Nêm lại gia vị vừa ăn. Ăn khi còn nóng.

Công dụng: Bổ thận dương, bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp. Có ích đối với người bị rối loạn cương dương thể thận dương hư, đau lưng mỏi gối.

Rượu tiên mao

  • Tiên mao (phơi sấy khô, thái lát mỏng, phơi sấy khô, sao vàng) 50g
  • Rượu gạo 650ml

Cách bào chế: cho tiên mao vào rượu ngâm trong 7 – 10 ngày (hằng ngày lắc nhẹ bình ngâm 1 – 2 lần) là được.

Tác dụng: Ngày uống 2 lần vào bữa ăn, mỗi lần uống khoảng 30ml, có tác dụng bổ thận dương, trừ phong thấp. Thường dùng chữa liệt dương, lưng đau lạnh, phong thấp, thần kinh suy nhược.

“Bật mí” cách dùng Sâm Cau mang lại hiệu quả cao

Hiện nay, sâm cau được khá nhiều quý ông tìm mua đặc biệt là nam giới ở tuổi trung niên để chống lại quá trình mãn dục nam. Nhiều người mua về ngâm rượu hoặc nấu nước uống. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng liều lượng có thể gây hư tổn tới khí huyết.

Sâm nhung cường lực Tuệ Linh – nắm trọn vẹn tinh chất Sâm cau

Ứng dụng những vi chất vàng của Sâm Cau, TPBVSK Sâm nhung cường lực Tuệ Linh, sẽ giúp quý ông có sinh lý sung mãn, làm chậm quá mãn dục.

Không chỉ vậy, ngoài sâm cau, Sâm nhung cường lực Tuệ Linh còn được bổ sung thêm Nhung Hươu Bắc Cực – Dược liệu quý giúp bổ sung những dưỡng chất thiết yếu nhất trong cơ thể. Đặc biệt, hợp chất IGF-1 trong nhung hươu còn giúp loải bỏ những tác dụng phụ của sâm cau khi sử dụng lâu ngày. Người gây yếu, mệt mỏi lên dùng, vừa giúp cải thiện sinh lý, vừa giúp bồi bổ cơ thể.

Với sự kết hợp hoàn hảo của Nhung hươu Bắc Cực và Sâm Cau, Sâm Nhung Cường Lực Tuê Linh tự tin là sản phẩm hàng đầu cho sức khỏe nam giới, giúp tăng cường sinh lý, làm chậm quá trình mãn dục, cải thiện tình trạng lãnh cảm ở nam giới tuổi trung niên.

Sản phẩm phù hợp với người mãn dục sớm, sinh lý kém, người mệt mỏi, suy nhược, kiệt sức, thiếu máu, người có nhu cầu tăng lực và sự dẻo dai.

huong-dan-mua-thuoc Ai nên dùng SÂM NHUNG CƯỜNG LỰC TUỆ LINH?

1. Người mãn dục nam, sinh lý yếu .

2. Người mệt mỏi, suy nhiệt, kiệt sức thiếu máu.

3. Người có nhu cầu tăng lực, tăng sự dẻo dai.

mua-ngay
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn