1920×310-min

Công dụng của sâm cau và lưu ý khi sử dụng

475 đã xem

Sâm cau còn có tên là “ngải cau”, “sâm Bà La Môn”, “độc mao căn”, “tiên mao căn”, “địa tông căn”, “độc cước tiên mao”, “tiên mao sâm”, tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn., họ Tỏi voi lùn Hypoxydaceae.

Công dụng của sâm cau và lưu ý khi sử dụng 1

Hình ảnh minh họa

Sâm cau có tên gọi khác là tiên mao, ngải cau. Tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn, họ Tỏi voi lùn Hypoxydaceae. Cây là loại cỏ cao khoảng 20 – 30 cm, có khi hơn. Thân rễ mập, hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở 2 đầu, mang nhiều rễ phụ, dạng giống thân rễ. Lá mọc thành túm, xếp nếp tựa như lá cau, dài 20-30cm. Hoa có màu vàng.

Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta đến tận vùng núi Tây Nguyên, thường thấy ở những vùng đồi cỏ ven rừng núi. Cây mọc nhiều ở các tỉnh như Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình, Quảng Nam…

Bộ phận dùng làm thuốc: Thân rễ sâm cau (Mọi người hay gọi là củ). Thu hái quanh năm,  người dân thường đi đào thân rễ về sơ chế và sử dụng. Dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu.

Tác dụng của sâm cau

Theo Đông y:

  • Sâm cau có vị cay, tính ấm, có độc; quy kinh Thận, Tỳ. Có tác dụng làm ấm thận (ôn thận), mạnh gân cốt (tráng cân cốt), trừ hàn thấp. Chủ trị liệt dương, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, băng lậu, ngực bụng lạnh đau, ung nhọt, tràng nhạc.
  • Tại Ấn Độ, sâm cau được dùng làm thuốc bổ, ngoài ra còn dùng để chữa ho, trĩ, vàng da, đi ỉa lỏng, đau bụng, lậu; dùng ngoài giã nát đắp lên ung nhọt, ghẻ lở loét

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy:

  • Nghiên cứu hiện đại chứng minh Sâm cau có tác dụng tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng sinh lý, giúp chống độc gan, chống oxy hóa và tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể.

Chú ý, kiêng kỵ:

  • Sử dụng lâu dài với liều lượng lớn sẽ gây cường dương làm hao tinh, kiệt sức.
  • Để làm giảm độ độc, trước khi dùng cần ngâm nước vo gạo, thay nước nhiều lần cho tới khi nước trong, thì vớt ra, phơi hoặc sấy khô.
  • Người hư yếu không nên dùng.

Một số bài thuốc có sử dụng sâm cau:

Sâm cau hầm thịt lợn:

  • Sâm cau 15g, thịt lợn nạc 200g, hầm lên ăn. Có tác dụng bổ thận tráng dương, chủ trị dương nuy, chữa nam giới vô sinh do tinh dịch dị thường.

Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương:

  • Sâm cau thái mỏng, sao vàng 50g, rượu trắng 650ml; ngâm trong vòng 7 ngày hoặc hơn; mỗi ngày uống 2 lần (vào trước 2 bữa ăn chính), mỗi lần 1 chén nhỏ (chừng 25-30ml).

Tiên mao hoàn:

  • Sâm cau 300g, ngâm nước và thay nước nhiều lần tới khi nước trong, vớt ra phơi hoặc sấy khô, thái nhỏ, nghiền thành bột mịn, trộn với mật làm thành viên; ngày uống 2 lần (lúc đói bụng), mỗi lần uống 3-4g. Có tác dụng bổ thận tráng dương, chữa dương nuy, người già cơ thể suy nhược, lưng gối đau mỏi.

 

Sâm nhung cường lực Tuệ Linh – nắm trọn vẹn tinh chất Sâm cau.

Một số bài thuốc có sử dụng sâm cau: 1

Ứng dụng những vi chất vàng của Sâm Cau, TPBVSK Sâm nhung cường lực Tuệ Linh, sẽ giúp quý ông có sinh lý sung mãn, làm chậm quá mãn dục. 

Không chỉ vậy, ngoài sâm cau, Sâm nhung cường lực Tuệ Linh còn được bổ sung thêm Nhung Hươu Bắc Cực – Dược liệu quý giúp bổ sung những dưỡng chất thiết yếu nhất trong cơ thể. Đặc biệt, hợp chất IGF-1 trong nhung hươu còn giúp loải bỏ những tác dụng phụ của sâm cau khi sử dụng lâu ngày. Người gây yếu, mệt mỏi lên dùng, vừa giúp cải thiện sinh lý, vừa giúp bồi bổ cơ thể.

Với sự kết hợp hoàn hảo của Nhung hươu Bắc Cực và Sâm Cau, Sâm Nhung Cường Lực Tuê Linh tự tin là sản phẩm hàng đầu cho sức khỏe nam giới, giúp tăng cường sinh lý, làm chậm quá trình mãn dục, cải thiện tình trạng lãnh cảm ở nam giới tuổi trung niên. 

huong-dan-mua-thuoc Ai nên dùng SÂM NHUNG CƯỜNG LỰC TUỆ LINH?

1. Người mãn dục nam, sinh lý yếu .

2. Người mệt mỏi, suy nhiệt, kiệt sức thiếu máu.

3. Người có nhu cầu tăng lực, tăng sự dẻo dai.

mua-ngay
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn