1920×310-min

Sâm cau đỏ (Tiên mao) tác dụng bổ thận tráng dương?

313 đã xem

Hiện nay, nhu cầu bồi bổ và tăng cường sức khỏe sinh lý rất cao, hơn nữa mọi người có xu hướng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, mà dược liệu Sâm cau có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sức khỏe sinh lý mạnh, chính vì thế thị trường mua-bán “Sâm cau” đang rất sôi nổi, phổ biến nhất trên thị trường là 2 loại “sâm cau”: “Sâm cau đỏ” và “Sâm cau đen” hay dùng ngâm rượu. Dạo quanh một vòng trên các trang mạng (web, page..) hay tại các khu du lịch, chúng ta dễ dàng tìm thấy các nguồn bán “Sâm cau”, nhất là “Sâm cau đỏ” với tác dụng tốt nhất, mạnh hơn nhiều “Sâm cau đen”. Vậy thực sự “Sâm cau” và đặc biệt là “Sâm cau đỏ” có tác dụng đúng như vậy hay không? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu để biết rõ hơn về “Sâm cau”, nhất là “Sâm cau đỏ”.

Sâm cau đỏ (Tiên mao) tác dụng bổ thận tráng dương? 1

“Sâm cau đen”-Dược liệu vàng cho sức khỏe sinh lý

“Sâm cau đen” chính là loài “Sâm cau thật”, Sâm cau có tác dụng bổ thận tráng dương, ôn trung táo thấp, tán ứ trừ tê, tráng gân cốt, sử dụng điều trị nhiều bệnh từ xa xưa tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới như: Ấn Độ, Trung Quốc. Sâm cau chính là một trong những dược liệu quý hiếm có tác dụng cực kỳ mạnh lên sức khỏe sinh lý. Theo các tài liệu, Sâm cau hay còn có tên gọi: Ngải cau, Tiên mao, Cồ nốc lan, tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn thuộc họ Hypoxydaceae. Sâm cau là cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 20-30cm, có thể cao hơn. Thân rễ mập, hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ. Lá mọc thành túm từ thân rễ, xếp nếp tựa như lá cau, hình mũi mác hẹp, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song, bẹ lá to dài, cuống lá dài khoảng 10cm. Hoa màu vàng.

Nghiên cứu về Sâm cau

Sâm cau được ghi chép lại rất nhiều trong y học cổ truyền và đã được nghiên cứu nhiều về tác dụng dược lý hiện đại ở cả Việt nam và các nước trên thế giới.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu tác dụng dược lý hiện đại của Sâm cau của TS. Bùi Thị Minh Giang (Viện công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), TS. Phan Quốc Kinh (Nguyên giảng viên Đại học Dược Hà Nội) cho thấy Sâm cau có Sâm cau có hoạt tính sinh dục rất mạnh, cao hơn 1,5 lần các loài có tác dụng tương tự, tăng lực, kích thích trao đổi chất, tăng nồng độ testosteron trong máu.

Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu đến từ Ấn Độ hay Trung Quốc, đều khẳng định Sâm cau có tác dụng tăng ham muốn tình dục, tăng tần suất quan hệ, tăng nông độ hormon Testosteron trong máu, tăng số lượng tinh trùng. Một nghiên cứu lâm sàng từ Ấn Độ được ghi trong sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, nghiên cứu sử dụng Sâm cau để điều trị cho những cặp vợ chồng vô sinh với người nam giới có các chứng giảm tinh trùng, tinh trùng chết, tinh trùng kém chuyển động và tinh trùng yếu. Bài thuốc gồm Sâm cau và hai dược liệu khác làm chất dẫn được cho uống với sữa và đường trong 3 tháng. Kết quả có sự thay đổi đáng kể về khả năng sống của tinh trùng sau một tháng điều trị, trong đó có sự thay đổi về đặc tính hình thái của tinh trùng. Ở tháng thứ hai có sự tăng về số lượng và khả năng chuyển động của tinh trùng, đồng thời số lượng tinh trùng non giảm. Sau ba tháng điều trị, tinh trùng bình thường phát triển ở 80% bệnh nhân nam giới, tương hợp với sự phát triển thai nghén ở người phụ nữ; 15 trong 50 bệnh nhân điều trị đã có con.

Các tài liệu ghi chép, các nghiên cứu hiện đại, cho thấy Sâm cau tác dụng rất mạnh lên sức khỏe sinh lý nam giới. Có thể nói, Sâm cau là vàng đen cho sức khỏe.

Xem thêm: Sâm cau có mấy loại? Loại nào điều trị yếu sinh lý tốt?

“Sâm cau đỏ” là “Sâm cau” hay thực chất là loài nào?

Ngoài “sâm cau đen”- Sâm cau thật, các dược liệu khác mang tên “Sâm cau” trên thị trường hiện nay đều là các dược liệu nhầm lẫn “sâm cau”. Đặc biệt, một số “dược liệu giả mạo” mang tên “Sâm cau” dưới tên gọi “Sâm cau đỏ” có rễ to, màu đỏ, được bán phổ biến trên thị trường, gán tác dụng bổ dương của Sâm cau “thật” ( Curculigo orchioides Gaertn), thực chất những dược liệu giả đó là rễ một số loài cây thuộc họ Huyết giác ( Dracaenaceae ), phổ biến nhất là cây Bồng bồng Dracaena angustifolia Roxb và cây Bồng bồng hay Huyết giác Nam Bộ Dracaena cochinchinensis và chưa có nghiên cứu nào chứng minh là Bồng bồng có tác dụng bổ dương thận tráng dương.

Chi tiết: Tác dụng tuyệt vời của sâm cau với nam giới

Cây Bồng bồng

Cây Bồng bồng Dracaena angustifolia Roxb thuộc họ Huyết giác ( Dracaenaceae ), có thể được gọi tên khác: Hồng sâm, co phạc hia. Cây có đặc điểm: cây nhỏ, cao 1-2m. Rễ củ phân nhánh nhiều, màu hồng hoặc vàng nhạt. Thân thường không phân nhánh, mọc thẳng, mang một chùm lá ở ngọn. Lá mọc so le, hình dải, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng, gân lá mờ, bẹ lá ôm thân. Hoa màu vàng lục, hình ống. Ở Việt Nam, Bồng bồng được trồng làm cảnh ở các đình, chùa và một số địa phương, trồng bằng gốc hay bằng cành. Bộ phận dùng của cây là: Rễ, lá, hoa dùng tươi hoặc phơi khô. Nghiên cứu tác dụng dược lý hiện đại về toàn cây bỏ rễ cây Bồng bồng tại Ấn độ cho thấy có nhiều tác dụng. Tuy nhiên, Rễ cây bồng bồng (Bộ phận hiện đang bán với tên gọi “Sâm cau đỏ”) chưa có nghiên cứu về tác dụng dược lý hiện đại, chưa có nghiên cứu nào có thể chứng minh rễ Bồng bồng có tác dụng lên sức khỏe sinh lý. Theo Y học cổ truyền, Rễ, lá và hoa Bồng bồng có tính mát, tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, lá có độc. Lá bồng bồng sắc uống để nhuận tràng, lợi tiểu, chữa lỵ, bạch đới, lậu. Rễ và hoa chữa lỵ ra máu.

Cây Bồng bồng 1

Rễ cây bồng bồng

Cây Bồng bồng hay còn gọi là: Hồng sâm, co phạc hia, chứ chưa bao giờ được ghi nhận với tên gọi “Sâm cau đỏ”, tên gọi này do các nhà buôn bán gọi và từ trong y học cổ truyền đến nghiên cứu tác dụng dược lý hiện đại, chưa có một tài liệu nào ghi nhận Bồng bồng có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sức khỏe sinh lý.

Với những điều trên, có thể khẳng định loài Sâm cau (Sâm cau thật) có tác dụng bổ thận tráng dương, nhưng không hề có loài “Sâm cau đỏ” với tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sức khỏe sinh lý, đây là loài giả mạo (cây Bồng bồng). Vì vậy, khi sử dụng sâm cau để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lý, chúng ta hãy tìm hiểu kỹ, nhận định rõ và chọn lựa nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo có lợi sức khỏe, tránh tiền mất tật mang.

Đáp ứng với những mong mỏi của khách hàng, công ty Dược Tuệ Linh tạo ra sản phẩm “SÂM NHUNG CƯỜNG LỰC TUỆ LINH” giải quyết tất cả các vấn đề khách hàng: nguồn gốc chất lượng, đảm bảo đúng loài sâm cau. Hơn nữa, TPBVSK Sâm Nhung Cường Lực Tuệ Linh còn phối hợp Sâm cau với Nhung hươu Bắc cực, Nhân sâm, Sâm Tongkat Ali… tăng cường sức khỏe, tăng cường chức năng sinh lý.

Sâm nhung cường lực Tuệ Linh – nắm trọn vẹn tinh chất Sâm cau.

 1

Hiên nay, nhu cầu sử dụng sâm cau ngày càng tăng nên trên thị trường có nhiều loại sâm cau giả không đạt chất lượng gây ảnh hưởng cho sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, sử dụng sâm cau liều cao và kéo dài khiến cường dương mạnh gây hư tổn khí huyết.

Ứng dụng những vi chất vàng của Sâm Cau, TPBVSK Sâm nhung cường lực Tuệ Linh, sẽ giúp quý ông có sinh lý sung mãn, làm chậm quá mãn dục. 

Ngoài sâm cau, Sâm nhung cường lực Tuệ Linh còn được bổ sung thêm Nhung Hươu Bắc Cực – Dược liệu quý giúp bổ sung những dưỡng chất thiết yếu nhất trong cơ thể. Đặc biệt, hợp chất IGF-1 trong nhung hươu còn giúp loải bỏ những tác dụng phụ của sâm cau khi sử dụng lâu ngày. Người gây yếu, mệt mỏi lên dùng, vừa giúp cải thiện sinh lý, vừa giúp bồi bổ cơ thể.

Với sự kết hợp hoàn hảo của Nhung hươu Bắc Cực và Sâm Cau, Sâm Nhung Cường Lực Tuê Linh tự tin là sản phẩm hàng đầu cho sức khỏe nam giới, giúp tăng cường sinh lý, làm chậm quá trình mãn dục, cải thiện tình trạng lãnh cảm ở nam giới tuổi trung niên. 

Sâm Nhung Cường Lực phù hợp với người mãn dục sớm, sinh lý kém, người mệt mỏi suy nhược, thiếu máu. Người cần tăng lực, tăng sự dẻo dai.

huong-dan-mua-thuoc Ai nên dùng SÂM NHUNG CƯỜNG LỰC TUỆ LINH?

1. Người mãn dục nam, sinh lý yếu .

2. Người mệt mỏi, suy nhiệt, kiệt sức thiếu máu.

3. Người có nhu cầu tăng lực, tăng sự dẻo dai.

mua-ngay
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn