Bạn có biết sâm cau có những tên gọi gì khác? Tại sao sâm cau lại có nhiều tên như thế? Hãy cùng quan tâm ở bài viết này nhé
Nội dung bài viết
Sâm cau
Tên khoa học là Curculigo orchioides gaertn. Cụ thể Sâm cau thuộc
- Bộ Măng Tây (Asparagales)
- Họ Tỏi Voi Lùn (Hypoxidaceae)
- Chi Cồ Nốc (Curculigo)
- Loài C. Orchioides
“Cỏ mắt vàng” còn là cái tên ưu ái dùng cho sâm cau dựa trên hình dáng của cây cỏ này. Cây cỏ lá thuôn dài và hoa màu vàng nổi bật.
Ngoài ra sâm cau còn được gọi với nhiều tên khác như Tiên mao, Ngải cau, Cồ nốc lan. Có nhiều tên gọi như vậy là do xuất phát từ nhiều vùng miền gọi khác nhau. Sâm cau mọc ở nhiều nơi như Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á. Ở nước ta, mọc phổ biến ở miền Bắc, có gặp từ Hà Tây vào tới Lâm Đồng. Trước năm 1980, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình thường khai thác được nhiều cây thuốc này và hiện nay trở nên hiếm dần. Gần đây, cây sâm cai được đưa vào Danh mục đỏ cây thuốc Việt Nam. Ta bắt gặp cái tên lạ của sâm cau ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số như:
- Dân tộc Thái: gọi sâm cau là Thài lèng
- Dân tộc Tày: gọi cây này là Soọng cà
- Dân tộc Dao: Nam sáng ton là cách gọi khác nữa.
Sâm cau đen
Sâm cau đen là cách gọi dựa trên màu sắc của sâm cau, cách gọi phân biệt với thứ sâm cau giả – vốn là cây bồng bồng. Sâm cau có củ màu nâu đen, củ thuôn dài, mọc thẳng có rễ phụ nhỏ, vỏ thô màu nâu, trong nạc màu vàng ngà.
Tiên mao cách gọi khác của sâm cau
Tiên mao là cách gọi trong đông y việt nam, là cách gọi lái đi từ tiếng trung quốc gọi về Xian mao. Từ xưa sâm cau được dùng phổ biến trong đông y để bồi bổ sức khỏe, cải thiện sức khỏe sinh lý. Chữa các bệnh nam giới tinh lạnh, liệt dương, xuất tinh sớm, vô sinh, người già đái són, lạnh da, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn, suy nhược cơ thể.
Xian mao cách gọi của đông y trung quốc về sâm cau
Xian mao là tên gọi của sâm cay trong đông y Trung quốc. Ở Trung Quốc Xian mao (sâm cau), Ba Ji Tian (Ba kích tím), Yin yang hua(dâm dương hoắc) là 3 vị thuốc bổ thận, tăng cường xương cốt.
Sâm cau hiện nay với lượng khai thác nhiều nên ngày trở nên hiếm và được kê vào trong sách đỏ để bảo tồn loài dược phẩm quý này. Biết hơn về nhiều tên gọi của sâm cau bạn có thêm thông tin từ nhiều nguồn về loài cây này.
Tìm hiểu thêm về loài sâm của phái nữ: Sâm tố nữ
Ý kiến của bạn