Sâm cau là cây thuốc quý mọc hoang ở những khu vực ven rừng ở một số tỉnh miền Bắc, vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng. Sâm cay là một trong những dược liệu được nhiều người quan tâm, nghiên cứu chứng minh các tác dụng quý của thảo dược này đặc biệt là tác dụng về sức khỏe sinh lý. Cùng tham khảo những thông tin về đặc điểm của sâm cau để có thể nhận biết đúng cây dược liệu này nhé.
Hình ảnh cây sâm cau
Nội dung bài viết
Sâm cau
- Tên khoa học: Curculigo Orchioides Gaertn. Họ Tỏi Voi Lùn (Hypoxidaceae)
- Tên khác: Ngải cau, Cồ nốc lan, tiên mao…
- Là loại cây thảo mọc hoang ở những vùng núi rừng tại Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Philippine…
Đặc điểm cây sâm cau
- Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 30 cm, có khi hơn. Thân rễ, hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ. Lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp, dài 20 – 30 cm, rộng 2,5 – 3 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất rõ; bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm.
- Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng; lá bắc hình trái xoan, đài 3 răng có lông; tràng 3 cánh nhẵn; nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi, có lông rậm.Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm; hạt 1 – 4, phình ở đầu. Mùa hoa quả: Tháng 5 – 7
- Bộ phận dùng: Thân rễ
Hoa sâm cau
Phân bố – thu hái
- Trên thế giới, Sâm cau phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Việt nam và 1 số nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác các tỉnh vùng núi từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng đến vùng núi Tây Nguyên.
- Thu hái thân rễ, thu quanh năm, đào về rửa sạch ngâm nước vo gạo để khử bớt độc, rồi phơi khô.
Thành phần hóa học
- Thân rễ Sâm cau có chứa các chất thuộc nhóm cycloartan triterpenic, các triterpen pentacyclic, các phenyl glucosid và chlorophenyl glucosid, curculigin A, B và C; một số chất aliphatic, các chất curculigenin A, curculigol có tác dụng chống độc cho gan. Ngoài ra còn có sucrose, sitosterol, stigmasterol và các hợp chất flavonoid.
- Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học thân rễ sâm cau của Việt Nam (Trung tâm Sâm & Dược liệu, 2005) cho thấy có saponin, acid hữu cơ, tanin, đường khử, carotenoid, phytosterol, tinh dầu, nhân sterolid, tinh bột (2,44%), chất nhầy (23,11%), 17 nguyên tố đa – vi lượng.
Công dụng sâm cau
- Sâm cau vị cay tính ấm, có độc, vào hai kinh tỳ và thận, có tác dụng thêm sức nóng, làm hết lạnh, cường dương, mạnh gân xương.
- Tại Việt Nam: Sách "Cây cỏ Việt Nam" (GS.TS Phạm Hoàng Hộ chủ biên) có ghi, củ, rễ Sâm cau rất bổ, bổ thận, trị liệt dương, trị già sớm, chống viêm, trấn thống, trị máu cam, lợi tiểu, cho nước đái trong, trị tê thấp, trị bạch huyết… Sâm cau được dùng trong các trường hợp:
+ Chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người già đái són, lạnh dạ, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn. Liều dùng mỗi ngày 12 – 20g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác.
+ Chữa hen và tiêu chảy.
+ Nhân dân ở một số vùng dân tộc thiểu số dùng rễ củ sâm cau làm thuốc bổ.
+ Dùng ngoài, rễ giã nát đắp chữa lở loét.
- Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nước sắc thân rễ sâm cau tán bột được dùng làm thuốc bổ chung, thuốc hồi sức để điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính. Thuốc còn làm tăng huyết áp, và điều kinh.
- Tại Ấn Độ, Nepal và Philipin, thân rễ sâm cau được dùng làm thuốc lợi tiểu và kích dục, chữa bệnh ngoài da, loét dạ dày tá tràng, trĩ, lậu, bạch đới, hen, vàng da, tiêu chảy và nhức đầu. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng thân rễ sâm cau để gây sẩy thai dưới dạng thuốc sắc, hoặc thuốc bột uống với đường trong một cốc sữa. Rễ sâm cau là một thành phần trong bài thuốc cổ truyền Ấn Độ (Hindu Ayurveda) gồm 10 dược liệu trị sỏi niệu, kéo dài tuổi thọ, tăng cường sinh lý. Dùng ngoài, rễ sâm cau giã nát, đắp chữa ngứa và bệnh ngoài da.
- Tại Thái Lan, thân rễ sâm cau là thuốc lợi tiểu và trị tiêu chảy.
- Tại Papua Niu Guiê, thân rễ và lá sâm cau được hơ nóng cho mềm, rồi chà xát lên cơ thể làm thuốc tránh thụ thai.
Có thể bạn quan tâm: Những công dụng tuyệt vời của sâm cau
Sử dụng Sâm cau thế nào để đạt hiệu quả nhất?
Sâm cau có thể dùng đơn lẻ bằng cách ngâm rượu hoặc bằng tán bột. Tuy nhiên nếu dùng độc vị Sâm cau liều cao và dài ngày dễ gây hư tổn đến khí huyết, cường dương quá mạnh có thể làm tinh hao kiệt sức. Do vậy, Sâm cau thường được dùng phối hợp với những vị thuốc ích tinh tủy và lợi khí huyết như Nhung hươu, Nhân sâm… để tăng tác dụng chính và giảm hoặc làm mất tác dụng phụ của Sâm cau
Mang đến một giải pháp đột phá cho sức khỏe quý ông, Sâm nhung cường lực Tuệ Linh là sản phẩm tiên phong kết hợp từ Sâm cau, Nhung hươu Bắc Cực cùng các nguyên liệu quý giúp giải quyết tận gốc vấn đề của nam giới tuổi trung niên:
- Cải thiện thể lực toàn diện, giúp tăng cường sức khỏe toàn thân
- Hồi phục khả năng sản xuất testosterone nội sinh của cơ thể, làm chậm quá trình mãn dục nam.
Sản phẩm là giải pháp hàng đầu cho nam giới tuổi trung niên để có một thể lực dồi dào và sinh lý vững mạnh
Tìm mua sản phẩm Sâm nhung cường lực Tuệ Linh tại hiệu thuốc gần bạn nhất TẠI ĐÂY Để được tư vấn miễn phí sức khỏe/sinh lý nam gọi ngay 1800 1190 (miễn cước) hoặc 091 257 1190 |
* Ý KIẾN CHUYÊN GIA
- TS.BS. Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y Tế
"Là một bác sỹ y học cổ truyền, tôi đặc biệt đánh giá rất cao việc sử dụng Sâm cau cho nam giới tuổi trung niên trong công thức Sâm nhung cường lực Tuệ Linh. Trước đây cứ nói đến trợ dương ích thận thì nghĩ đến Dâm dương hoắc, Nhục thung dung từ Trung Quốc mà không biết rằng Sâm cau của ta mạnh hơn nhiều. Sâm cau tăng lực mạnh hơn, sinh tinh mạnh hơn và giúp trẻ hóa cơ thể. Sâm nhung cường lực Tuệ Linh kết hợp Sâm cau với Nhung hươu Bắc cực là một sự bổ trợ tuyệt vời, giúp làm chậm mãn dục mam, ích tinh huyết, bổ máu giúp nam giới trung niên "hồi xuân" và kéo dài tuổi thọ." |
- PGS. TS. Nguyễn Thượng Dong – Nguyên viện trưởng viện dược liệu Trung ương
"Sâm cau là một trong những dược liệu vàng hỗ trợ việc tăng cường sức mạnh sinh lý nam. Trong thân và rễ Sâm Cau có nhóm chất cycloartan triterpen saponin có tác dụng làm tăng khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone, chống co thắt, làm thư giãn cơ và giảm ức chế thần kinh. Ngoài ra, Sâm cau còn chứa chất curculosid có tác dụng chống ngưng tập beta-amyloid, qua đó bảo vệ tế bào thần kinh, làm dịu căng thẳng. Curculigosaponin C và F kích thích sản sinh tế bào lympho lách, làm tăng khả năng miễn dịch." |
- ThS. Ngô Đức Phương – Chuyên gia thẩm định dược liệu
" Sâm cau vùng Tây Bắc là dược liệu quý hiếm được các quý ông săn đón, tìm mua với công dụng chữa liệt dương, yếu sinh lý, làm mạnh gân xương… Tuy nhiên không nhiều người biết rõ hình thái Sâm cau để mua đúng dược liệu. Trong khi đó, loại " Sâm cau" đang bán phổ biến trên mạng hay các khu du lịch, chợ dược liệu lại là rễ của một số loài Huyết giác (Dracaenaceae), phổ biến nhất là rễ loài Bồng bồng (Dracaena angustifolia). Rễ cây này thực chất không hề có tác dụng tăng cường sinh lý, thậm chí còn có thể gây tác hại vì toàn cây Bồng bồng bỏ rễ có độc. Chính bởi vậy, để sử dụng Sâm cau đạt hiệu quả như mong muốn, các quý nên tìm những đơn vị uy tín, có xuất xứ nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng để đảm bảo dùng đúng dược liệu. Sản phẩm Sâm nhung cường lực Tuệ Linh với nguyên liệu Sâm cau chuẩn hóa, đúng loại Sâm cau lá hẹp Curculigo orchioides Gaertn." |
* CẢM NHẬN KHÁCH HÀNG
Không chỉ được giới chuyên môn đánh giá cao, Sâm nhung cường lực Tuệ Linh còn được hàng nghìn quý ông Việt tin tưởng và sử dụng như một vũ khí bí mật để tăng cường sinh lực và khẳng định bản lĩnh đàn ông của mình.
Chú Trần Văn Phú (Ninh Kiều, Cần Thơ)
|
Bác Hoàng Văn Khoản (Thanh Trì, Hà Nội)
|
Anh Phạm Văn Thắng (Thanh Xuân, Hà Nội)
|
Để mua sản phẩm Sâm nhung cường lực Tuệ Linh vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY Để được tư vấn miễn phí sức khỏe/sinh lý nam gọi ngay 1800 1190 (miễn cước) hoặc 091 257 1190 |
Ý kiến của bạn