1920×310-min

Cây sâm ngọc linh – Đặc điểm và công dụng

1,675 đã xem

Sâm ngọc linh còn có tên gọi khác như sâm Việt Nam, sâm Khu Năm, sâm trúc, củ ngải rọm con hay thuốc dấu được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ của nước ta. Đây là một trong những loài sâm quý có tác dụng tốt đối với sức khỏe nên ngày càng được tìm kiếm và sử dụng nhiều.

Cây sâm ngọc linh - Đặc điểm và công dụng 1

Sâm Ngọc Linh-Sâm Việt Nam

1. Đặc điểm sâm ngọc linh

Cây sâm ngọc linh (sâm Việt Nam) là cây thảo, sống lâu năm, cao 40cm tới 80cm. Thân rễ có sẹo và các đốt như đốt trúc do thân khí sinh rụng hàng năm để lại nên còn có tên khác là sâm đốt trúc, sâm K5.

Nguồn gốc của sâm Việt Nam từ tỉnh Kon Tum, hoặc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Thân rễ nạc, mọc bò ngang như củ gừng, có nhiều đốt, không phân nhánh, dài 30-40cm, có thể hơn, có nhiều vết sẹo do thân khí sinh lụi hàng năm để lại, mặt ngoài màu nâu nhạt, ruột trắng ngà, phần cuối đôi khi có củ hình cầu. Thân khí sinh mảnh, mọc thẳng, mang 2-4 lá kép chân vịt mọc vòng, mỗi lá kép có 5 lá chét hình trứng ngược hoặc hình mác, dài 10-14cm, rộng 3-5cm, gốc hình nêm, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mép khía răng nhỏ.

Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân, có cuống dài, hoa nhiều màu lục vàng, đài có 5 răng dài, nhị 5, chỉ nhị hình sợi, bầu thượng, 1 ô.

Quả của cây sâm Việt Nam là quả hạch, hình trứng, màu đỏ sau đen; hạt hình thận, màu trắng.

Mùa hoa: Tháng 4-7. Mùa quả: Tháng 9-10.

Điều kiện phát triển của sâm Việt Nam:

  • Dưới tán rừng nguyên sinh ẩm, trên lớp đất, trên lớp đất có nhiều mùn, tơi xốp, đất ẩm ướt.
  • Sinh trưởng mạnh xuân – hè.

Sâm Việt Nam là loại cây sống lâu năm, có những cây sống đến hàng 100 năm và phát triển chậm. Thân rễ và củ của cây là bộ phận chủ yếu dùng làm thuốc. Bên cạnh đó, lá và thân cũng có nhiều hợp chất quý, có thể dùng làm trà sâm.

2. Công dụng của sâm Việt Nam

Thành phần hóa học

*Thành phần của bộ phận dưới mặt đất (thân rễ và rễ sâm Việt Nam):

  • Hợp chất saponin: 49 hợp chất saponin. Gồm 25 saponin đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới.
  • Hợp chất polyacetylen.
  • Ngoài ra còn có các acid amin, sterol, glucid à các nguyên tố vi lượng.

*Thành phần của bộ phận trên mặt đất (lá sâm Việt Nam):

  • Hợp chất saponin: 19 saponin damaran. Gồm 11 saponin đã biết và 8 saponin cấu trúc mới.
  • Các nguyên tố vi lượng.

Tất cả bộ phận của sâm Việt Nam đều có công dụng tốt đối với sức khỏe của con người như lá, thân, củ. Thân củ và thân rễ của sâm ngọc linh được sử dụng phổ biến hơn với nhiều cách chế biến khác nhau.

Thành phần hóa học 1

Sâm Ngọc Linh-Sâm Việt Nam

Tác dụng của sâm Việt Nam đã được tập trung nghiên cứu từ những năm 1978 trên cả thực nghiệm và lâm sàng. Kết quả cho thấy rằng, sâm ngọc linh có những tác dụng dược lý đặc hiệu riêng như giải lo âu, chống trầm cảm, chống ô xy hóa, kháng khuẩn… Dưới đây là tóm tắt kết quả nghiên cứu về tác dụng và cơ chế tác dụng của loại sâm này:

Tác dụng dược lý thực nghiệm

Tác dụng kích thích thần kinh trung ương:

Sâm Việt Nam liều thấp có tác dụng kích thích lên hệ thần kinh trung ương, làm tăng hoạt động vận động và trí nhớ. Liều cao gây ức chế thần kinh.

Tăng sinh lực:

Sâm Việt Nam có tác dụng tăng lực trong thí nghiệm chuột bơi, làm tăng sinh lực chống lại mệt mỏi, giúp phục hồi sức lực.

Tăng cường sinh lý ở cả nam và nữ:

Sâm Việt Nam làm tăng cường nội tiết tố sinh dục.

Tác dụng chống oxy hóa:

Trên thí nghiệm in vitro dùng dịch nổi của mô não, gan và phân đoạn vi thể gan của chuột nhắt trắng, saopnin sâm Việt Nam ở nồng độ 0.05-0.5mg/ml có tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự hình thành MDA (malonyl dialdehyd) là sản phẩm của quá trình oxy hóa lipid màng sinh học.

Tác dụng kháng khuẩn:

Trên các chủng vi khuẩn Gram (+), nhất là trên chủng vi khuẩn Streptococcus gây viêm họng. Sâm Việt Nam có tác động hiệp lực với một số kháng sinh thông dụng như: Erythromycin, Ampicillin, Tetracyclin, Bactrim và không gây ảnh hưởng trên hệ vi khuẩn lành tính ở ruột như các kháng sinh.

Tác dụng chống stress:

Thể hiện rõ ở sâm ngọc linh trên cả stress vật lý và tâm lý. Tác dụng này chủ yếu do hoạt của hợp chất M – R2. Sâm Việt Nam và M – R2 giúp phục hồi các rối loạn chức năng do stress gây ra như làm mất cảm giác đau, loét dạ dày, giảm khả năng miễn dịch…

Tác dụng chống trầm cảm:

sâm Việt Namn có tác dụng chống trầm cảm ở liều uống 1 lần 200mg/kg hoặc liều 50-100mg/kg dùng luôn 7 ngày ở chuột nhắt trắng, majonosid R2 tiêm trong màng bụng có tác dụng chống trầm cảm ở cả 3 liều:3.1, 6.2 và 12.5mg/kg.

Tác dụng khác:

Sâm Việt Nam còn có tác dụng kích thích miễn dịch, tăng phục hồi máu, điều hòa hoạt động của tim, chống tăng cholesterol máu, bảo vệ gan…

Công dụng

Sâm Việt Nam có vị đắng, hơi ngọt, mùi thơm nhẹ.

Thân rễ và rễ củ sâm Việt Nam được dùng làm thuốc bổ toàn thân, chữa suy nhược, mệt mỏi, xơ vữa động mạch, ngộ độc gan, viêm họng và hen phế quản mạn tính. Thường phối hợp các thuốc bổ khí, bổ huyết khác như: Đương quy…

Ở nước ta có nhiều loài sâm quý và có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Bên cạnh sâm ngọc linh, Sâm cau được tìm kiếm và sử dụng rất nhiều đặc biệt là nam giới sử dụng giúp cải thiện đời sống tình dục và làm chậm quá trình mãn dục.

Sâm nhung cường lực Tuệ Linh – nắm trọn vẹn tinh chất Sâm cau

Công dụng 1

Công dụng 2

Ứng dụng những vi chất vàng của Sâm Cau, TPBVSK Sâm nhung cường lực Tuệ Linh, sẽ giúp quý ông có sinh lý sung mãn, làm chậm quá mãn dục. 

Không chỉ vậy, ngoài sâm cau, Sâm nhung cường lực Tuệ Linh còn được bổ sung thêm Nhung Hươu Bắc Cực – Dược liệu quý giúp bổ sung những dưỡng chất thiết yếu nhất trong cơ thể. Đặc biệt, hợp chất IGF-1 trong nhung hươu còn giúp loải bỏ những tác dụng phụ của sâm cau khi sử dụng lâu ngày. Người gây yếu, mệt mỏi lên dùng, vừa giúp cải thiện sinh lý, vừa giúp bồi bổ cơ thể.

Với sự kết hợp hoàn hảo của Nhung hươu Bắc Cực và Sâm Cau, Sâm Nhung Cường Lực Tuê Linh tự tin là sản phẩm hàng đầu cho sức khỏe nam giới, giúp tăng cường sinh lý, làm chậm quá trình mãn dục, cải thiện tình trạng lãnh cảm ở nam giới tuổi trung niên. 

Xem thêm:

huong-dan-mua-thuoc Ai nên dùng SÂM NHUNG CƯỜNG LỰC TUỆ LINH?

1. Người mãn dục nam, sinh lý yếu .

2. Người mệt mỏi, suy nhiệt, kiệt sức thiếu máu.

3. Người có nhu cầu tăng lực, tăng sự dẻo dai.

mua-ngay
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn