1920×310-min

CÁCH NHẬN BIẾT ĐÚNG LOẠI SÂM CAU

801 đã xem

     Sâm cau là một dược liệu quý hiếm được sử dụng để bồi bổ sức khỏe và tăng cường chức năng sinh lý. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, Sâm cau xuất hiện nhan nhản và được bán tràn lan trên mạng internet (Web, fanpage..), ở các khu du lịch, các chợ dược liệu… Thực chất đa số các loại dược liệu “Sâm cau” đó là rễ của một số loài cây thuộc họ Huyết Giác (Dracaenaceae) được gán với tác dụng bổ dương nhưng tác dụng này chưa được nói đến trong các tài liệu Y học cổ truyền. Bởi vậy, kiến thức để nhận biết được rõ hình thái của Sâm cau là rất cần thiết cho cả người bán và người tiêu dùng, tránh sử dụng nhầm lẫn với dược liệu khác.

Dưới đây là những phân biệt về hình thái, tên khoa học để người dùng nắm rõ.

Sâm cau
CÁCH NHẬN BIẾT ĐÚNG LOẠI SÂM CAU 1

Hình ảnh 1. Sâm cau Curculigo Orchioides Gaertn (Sâm cau thật)

  • Chi Curculigo có khoảng vài loài Sâm cau. Trong đó, Sâm cau Curculigo Orchioides là loài được ghi trong Dược điển Việt Nam IV và được sử dụng trong Y học cổ truyền với tác dụng ôn thận, tráng dương để bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lý. Cây Sâm cau có đặc điểm hình thái:
  • Cây thảo, cao 20 – 30cm, lá mọc từ thân rễ, xếp nếp tựa như lá cau, phiến thuôn hình mũi mác hẹp nên gọi là sâm cau.
  • Phần thân rễ chính dạng củ màu nâu.
  • Đặc biệt, loại Sâm cau được trồng ở vùng Tây Bắc Việt Nam là tốt nhất. Bởi Sâm cau vùng này có nồng độ Curculosid trong dịch chiết cao gấp 4 lần Sâm cau khác trên toàn thế giới, chỉ với một lượng nhỏ đã cho hiệu quả nhanh chóng.

Bồng Bồng
CÁCH NHẬN BIẾT ĐÚNG LOẠI SÂM CAU 2

Hình 2. Rễ Bồng Bồng (Loài thường bị nhầm lẫn với Sâm cau)

  • Bồng bồng thường bị nhầm lẫn với Sâm cau, hay được mọi người gắn mác “Sâm cau đỏ” đó là 2 loài:  Bồng bồng Dracena Angustifolia Roxb và Bồng bồng (Huyết giác Nam Bộ) Dracaena cochinchinensis thuộc họ Huyết giác (Dracaenaceae). Cây cao khoảng 1 – 2m.
  • Rễ củ màu đỏ hoặc đỏ cam. Có lẽ vì màu rễ nên loại cây này được gắn với cái tên “Sâm cau đỏ”.
  • Rễ Bồng bồng theo các sách y học giúp nhuận tràng, lợi tiểu, chữa lỵ, bạch đới. Tác dụng bổ dương chưa được nói đến trong các tài liệu Y học cổ truyền. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu dược lý còn cho thấy Bồng bồng có độc tính. 
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn