1920×310-min

Các loại sâm được biết đến trong đông y

855 đã xem

Nhắc tới sâm là nhắc tới thuốc bổ. Và trong các thang thuốc bổ không thể không thiếu vị sâm. Vậy sâm là gì? và có những loại sâm nào?

Các loại sâm được biết đến trong đông y

Đông y coi sâm là vị thuốc đứng đầu các vị thuốc bổ, theo thứ tự: Sâm, Nhung, Quế, Phụ.

Sâm nói ở đây là vị nhân sâm, Vì vị nhân sâm giống hình người cho nên một số vị thuốc có hình giống người cũng được gọi là sâm, Sâm là một vị thuốc bổ nên dần dần một số vị thuốc có tác dụng bổ cũng được gọi là sâm. Rồi để phân biệt vị nọ với vị kia người ta thêm tên địa phương vào như :

  • Sâm bố chính (sâm được tìm thấy ở huyện Bố Trạch).
  • Đảng sâm (Vì tìm thấy sâm ở Thượng Đảng)

Hoặc thêm màu sắc vào tên như

  • Huyền sâm (Sâm có màu đen)
  • Đan sâm (sâm có màu đỏ)

Một số vị thuốc mang tên sâm

Nhân sâm

Nhân sâm 1

Nhân sâm Triều Tiên

Tên Khoa học: Panax gingseng C.A .Mey. (P. Schinseng Nees.) Thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae.

Tên Nhân Sâm là do vị thuốc giống hình người. Tên  Panax do chữ Hy Lạp – Pan – là tất cả, acos là chữa được, có ý nói vị thuốc chữa được mọi bệnh. Gingseng và schinseng là phiên âm chữ nhâm sâm.

Cây nhân sâm là một cây giống lâu năm, cao chừng 0,6m. Rễ mần thành củ to. Lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Bắt đầu từ năm thứ ba trở đi , cây nhân sâm mới cho hoa, kết quả.

Có hai dạng nhân sâm sau khi chế biến đó là Hồng sâm và bạch sâm

Hồng sâm: Chọn những củ sâm to nhất, nặng nhất, rửa sạch đất từng củ một, để nguyên rễ kể cả rễ nhỏ- Hấp cách thủy và sấy khô. Sau khi sấy khô, dùng tay rứt các rễ cn để riêng gọi là tu sâm, củ sâm còn lại giống như hình người phơi ra nắng 7-15 ngày là được. (tùy theo độ to nhỏ của củ sâm). Hồng sâm được chia thành hai cấp dựa vào màu sắc đẹp, dáng đều dặn(giống hình người): Cấp trời và cấp câp đất.

Bạch sâm: Vì tiêu chuẩn của nhân sâm khô và trắng, những củ sâm không đủ tiêu chuẩn chế hồng sâm thì đem chế bạch sâm. Cắt bỏ những rễ con, dùng dao tre cạo sạch vỏ mỏng, sau đem phơi nắng cho khô hẳn tầm 7-15 ngày. Sau đó đóng gói như Hồng sâm.

Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh 1

Sâm Ngọc Linh

Tên khoa học Panax Vietnamensis Hà et Grusv. Thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae.Sâm Ngọc Linh còn gọi là nhân sâm Việt nam, sâm K5, hay thuốc giấu( theo cách gọi của dân tộc Tây Nguyên)

Sâm ngọc linh là Cây thân thảo, sống nhiều năm, cao đến 1m. Thân rễ mập có đường kính 3.5cm, không có rễ phụ dầy dự trữ, đôi khi một số cây phần cuối thân rễ có củ gần hình cầu, đường kính đến 5cm.

Nhân sâm Việt nam hầu như không thấy dùng rễ củ đơn độc như nhân sâm Triều tiên mà được sử dụng phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Những thí nghiệm tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, tác dụng tăng lưc, tăng sức bền cảu cơ thể, trên nội tiết sinh dục, trên hệ tim mạch… đều cho kết quả gần hay tương đương với Nhân sâm Triều Tiên, Tuy nhiên Nhân Sâm việt Nam không gây tăng huyết áp như nhân sâm Triều Tiên. Tác dụng này làm Nhân sâm Việt nam giống Tam thất hơn.

Sâm rừng

Sâm rừng 1

Cây sâm đất

Tên gọi khác: Sâm nam, Sâm rừng , sâm Đất.

Tên khoa học: Boerhaavia repens L . Thuộc họ hoa phấn Nyctaginaceae.

Sâm Rừng là một loại cỏ có rễ trụ hình thoi mẫm. Thâm mọc tỏa, hình nam xe đạp, bò màu đỏ nhạt. Dáng và kích thước cành hay thay đổi. Lá mộc đối, hình trái xoan, mẫm, mềm, mép lượn sóng, mặt dưới màu trắng bạc có nhiều lông., mặt trên nhẵn có màu lục sẫm, dài 2-4cm, rộng 15-30mm. Hoa đỏ tía. mọc thành chùy ở kẽ lá hay đầu cảnh. Cuống nhỏ, tận cùng mang 2-5 hoa.

Rễ cây sâm rừng có tác dụng tăng lượng nước tiểu. Ở Ấn độ, rễ này được dùng làm thuốc thông tiểu và nhuận tràng dùng trong các bệnh sũng nước (hydropisie), chứng bụng nước(ascite), các bệnh gan và lá lách với liều 15g, ngày dùng 2 lần.

Còn có nơi dùng sâm rừng này để chữa ho dưới dạng bột thuốc, thuốc sắc, hay như pha chè.

Sâm cau

Sâm cau 1

Sâm cau

Tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn. Thuộc họ Thủy tiên Amaryllidaceae.

Sâm cau là cây thân cỏ cao tầm 40cm, thân ngầm hình trụ dài. Lá hình mác hẹp hai đầu nhọn, dài 15-40cm, rộng 12-35mm, cuống dài 10cm, trông gần giống lá cau. Hoa màu vàng mọc thành từng cụm 3-5, không cuống trên một trục ngắn, nằm trong bẹ lá. Quả nang, thuôn dài 12-15mm, hạt 1-4 phình ra ở đầu, phía dưới có một phần phụ hình liềm.

Tại Ấn độ, rễ cây này cũng được coi là một vị thuốc bổ. Ngoài ra người ta còn dùng chữa ho, trĩ, vàng da, đi ỉa lỏng, đau bụng, lậu. Dùng ngoài giã nát đắp lên chỗ ghẻ, lở loét.

Liều dùng: Mỗi ngày  uống 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Đơn thuốc có sâm cau mà dân ta hay dùng để chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương:

  • Sâm cau thái mỏng, sao vàng: 50g,
  • Rượu trắng: 650ml.
  • Ngâm trong vòng 7 ngày hoặc hơn.
  • Mỗi ngày uống hai lần, vào trước hai bữa ăn chính, mỗi lần chén nhỏ chừng 25-30ml.

Trên là một số loại sâm mà samcau.vn liệt kê, còn rất nhiều lọai sâm khác chưa được nhắc tới, bài viết sẽ được cập nhật thêm. Thông tin lấy từ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi.

Hi vọng mang tới bạn thông tin hữu ích.

huong-dan-mua-thuoc Ai nên dùng SÂM NHUNG CƯỜNG LỰC TUỆ LINH?

1. Người mãn dục nam, sinh lý yếu .

2. Người mệt mỏi, suy nhiệt, kiệt sức thiếu máu.

3. Người có nhu cầu tăng lực, tăng sự dẻo dai.

mua-ngay
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn