Tác động của sâm cau trên bệnh nhân bị giảm số lượng tinh trùng và rối loạn chức năng tình dục do tăng đường huyết.
Hình minh họa
Nội dung bài viết
Tăng đường huyết trong thời gian dài luôn được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra rối loạn chức năng tình dục và cương dương.
Sâm cau được coi là một thuốc có tác dụng tăng cường tình dục trong hệ thống thuốc chữa bệnh với tiềm năng chống oxy hóa và đặc tính adaptogenic (hoạt tính thích nghi: giúp tăng khả năng thích nghi của cơ thể chống lại bệnh tật). Dịch chiết nước của sâm cau được đánh giá hiệu quả chống lại stress do streptozotocin gây tăng đường huyết và rối loạn chức năng tình dục do tăng tăng đường huyết ở chuột đực. 6 nhóm chuột với 8 chuột mỗi nhóm được sử dụng cho nghiên cứu và nghiên cứu được tiến hành trong 28 ngày. Khối lượng cơ thể và các cơ quan của chuột được ghi lại.
Phân tích hành vi của chuột được thực hiện để quan sát hiệu quả trên việc quan hệ, xuất tinh và sự can thiệp vào (độ trễ và tần số), thời gian do dự. Glucose máu và nồng độ testosteron trong huyết thanh được xác định 28 ngày qua điều trị với liều 100-200mg/kg. Glibenclamid và sildenafil được sử dụng làm chứng dương. Ảnh hưởng có hại của việc tăng đường huyết lâu dài và tress liên quan được cải thiện một cách rõ ràng ở động vật được điều trị với dịch chiết sâm cau.
Kết quả điều trị bằng sâm cau hữu ích trong việc cải thiện hậu quả do tăng đường huyết lâu dài được chứng minh qua các thông số cơ bản: hành vi tình dục của chuột đực, số lượng tinh trùng, chỉ số cương cứng dương vật và hàm lượng fructose trong tinh dịch; Chống oxy hóa và hoạt động đồng hóa của dịch chiết được nghiên cứu có thể là một thuộc tính quan trọng trong việc bảo tồn chức năng sinh dục ở chuột đực bị tăng glucose huyết. nghiên cứu đánh giá việc sử dụng sâm cau trong y học cổ truyền để trị bệnh rối loạn tình dục và khả năng tình dục bị giảm do đái tháo đường.
Rối loạn tình dục bao gồm rối loạn cương dương (ED) phổ biến ở nam giới bị đái tháo đường. nam giới bị ĐTĐ có nguy cơ bị ED cao gấp 3 lần người bình thường. nguyên nhân có thể do nhiều yếu tổ nhưng rõ nhất có thể là do rối loạn chức năng nội mô và thần kinh tự động…..
Mô tả nghiên cứu:
- Động vật thí nghiệm: chuột trắng Wistar 66 con (48 chuột đực và 18 chuột cái) có trọng lượng từ 220-250g được cho ăn theo chế độ ăn tiêu chuẩn và uống nước tự do. ở 24 ± 20C và chu kì ngày đêm từ 6h đến 18h. tất cả các thử nghiệm trên động vật đều được thực hiện sau khi có sự cho phép của ủy ban đạo đức của Dr. H.S. Gour University, Sagar (M.P.) India.
- Chuột đực được chia thành mỗi nhóm 8 con đưa vào nghiên cứu, sử dụng chế độ liều khác nhau cho mỗi nhóm. Thí nghiệm bắt đầu 2 tuần sau khi chột bị mắc ĐTĐ ở tất cả các nhóm và kéo dài sau đó 28 ngày.
- Nhóm 1: được dùng tá dược lỏng ( nhóm chứng đường huyết bình thường)
- Nhóm 2: 50mg/kg trọng lượng cơ thể (bw) streptozotocin (STZ) tiêm màng bụng (ip) 1 lần (nhóm chứng bị tăng đường huyết)
- Nhóm 3: 50mg/kg bw STZ, ip một lần và 100mg/kg bw CO tiêm p.o hàng ngày (CO100)
- Nhóm 4: 50mg/kg bw STZ, ip một lần và 200mg/kg bw CO tiêm p.o hàng ngày (CO200)
- Nhóm 5: 50mg/kg bw STZ, ip một lần và 600mg/kg bw glibenclamid tiêm ip hàng ngày (nhóm chứng dương cho tăng đường huyết) (STZ50 + Glib600)
- Nhóm 6: 50mg/kg bw STZ, ip một lần và 5mg/kg bw citrate sildenafil hàng ngày (chứng dương) (STZ50+Sil).
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu tương tự như thí nghiệm trên.
Kết quả nghiên cứu:
- Tác động điều trị trên trọng lượng cơ thể và nồng độ glucose máu: tăng đường huyết được xác nhận ở chuột của tất cả các nhóm 96 giờ sau khi tiêm STZ (nồng độ glucose > 250mg/dl). Trong ngày thứ 28 của thí nghiệm, một mức giảm nồng độ glucose máy một cách có ý nghĩa đã được quan sát ở nhóm điều trị CO.
- Ảnh hưởng lên trọng lượng cơ thể và cơ quan sinh dục: so với việc mất gần 28g ở nhớm chứng bị tăng glucose máu, có sự cải thiện có ý nghĩa về cân nặng ở nhóm CO100 (~15g P<0.05) và CO200 (~9g P<0.01) trong khi đó nhóm sử dụng Glib và Sil có mức cải thiện cân nặng không có ý nghĩa.
- Đái tháo đường gây ra giảm nồng độ testosteron (T) trong huyết thanh được chứng minh bằng sự giảm khối lượng tinh hoàn kèm theo sự giảm nồng độ T trong huyết thanh. Có một sự cải thiện có ý nghĩa về nồng độ T trong huyết thanh ở nhóm điều trị bằng CO trong khi không có sự cải thiện có ý nghĩa nào ở nhóm cùng Glib và Sil.
Tác động lên hành vi tình dục:
- Thời gian do dự (trì hoãn) tăng khi bị ĐTĐ, dùng CO100 và CO200 làm giảm thời gian do dự một cách đáng kể trong khi sử dụng Glib và Sil không có tác dụng đáng kể.
- Tần số kết hợp, can thiệp vào và xuất tinh giảm đáng kể khi bị tăng đường huyết (nhóm STZ50) so với nhóm chứng (p <0.01). ở chuột bị ĐTĐ được điều trị với CO200 tất cả các thông số này thấp hơn một chút hoặc bằng với nhóm chuột chứng bình thường….
Thông số về tinh dịch và số lượng tinh trùng:
- Số lượng tinh trùng trong mào tinh bị giảm khi chuột bị ĐTĐ, khi sử dụng CO100 và CO200 cho thấy có sự tăng đáng kể số lượng tinh trùng trong mào tinh trong khi sử dụng Glib và Sil không cho thấy có sự cải thiện có ý nghĩa nào.
- Hàm lượng fructose trong tinh dịch cũng thấp hơn khi chuột bị ĐTĐ. Nhóm điều trị với sildenafil có nồng độ fructose trong tinh dịch tương tự như STZ, trong khi có một sự cải thiện đáng kể về nồng độ fructose trong tinh dịch của chuột được điều trị với CO100, C200 và glibenclamid được quan sát thấy.
Tài liệu tham khảo: Thakur, M., et al. “Effect of Curculigo orchioides on hyperglycemia-induced oligospermia and sexual dysfunction in male rats.” International journal of impotence research 24.1 (2012): 31-37.
Ý kiến của bạn