Cùng có chữ “cau” nhưng sâm cau và rễ cau là 2 loại hoàn toàn khác nhau. Sâm cau còn có tên gọi là Ngải cau, Tiên mao, Cồ nốc lan, Sâm đỏ, Thài lèng, Soọng cà (Tày), Nam sáng ton (Dao), còn rễ cau là phần rễ trồi lên mặt đất của cây cau, có vỏ ngoài màu vàng cam hoặc vàng nâu. Trong dân gian, rễ cau còn được gọi với nhiều tên gọi khác như rễ cau nổi, rễ cau treo. Điểm chung của cả 2 loại cây này là cùng có tác dụng sinh lý cho nam giới.
- Sâm cau – ‘vàng đen” cho sinh lý nam giới
Sâm cau quá nổi tiếng với được giới chuyên môn so sánh là “vàng đen” cho sức khỏe quý ông bởi quá nhiều công dụng giúp tăng cường sức khỏe phái mạnh được chứng minh bằng các công trình nghiên cứu:
* Nghiên cứu “Sâm cau: Vàng đen cho sức khỏe” của Tiến sĩ Hari Singh (Đại học Gour, Ấn Độ) năm 2010 kết luận Sâm cau giữ một vị trí đặc biệt với khả năng tăng ham muốn tình dục rất mạnh. Là một thành phần quan trọng trong nhiều chế phẩm với công dụng chính cường dương, tăng ham muốn.
* Nghiên cứu năm 2014 của các tác giả Sahoo HB, Nandy S, Senapati AK, Sarangi SP, Sahoo SK (Ấn Độ) đăng trên tạp chí Y khoa Hoa Kỳ thử nghiệm công thức kết hợp Sâm cau, Bạch tật lê, Đậu mèo rừng, Bàng với liều lượng và tỉ lệ đã được định trước. Kết quả thử nghiệm công thức trên đã cho thấy có sự gia tăng đáng kể hành vi tình dục, hiệu suất, tần suất quan hệ, tăng lượng hormone testosterone trong huyết thanh, tăng số lượng tinh trùng và tỷ lệ trọng lượng tinh hoàn. Công thức này đã mở ra một liệu pháp chữa trị các chứng rối loạn tình dục thay thế các liệu pháp thuốc tân dược.
* Năm 2014, nhóm tác giả Chauhan NS, Rao ChV, Dixit VK (Khoa Dược, Đại học Dr. Hari Singh Gour, Ấn Độ) thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của Sâm cau trên hành vi giao phối của chuột đực”, sử dụng dịch chiết Sâm cau trên chuột đực với liều 100mg/kg. Kết quả cho thấy có sự thay đổi rõ rệt hành vi tình dục như khả năng cương cứng tăng, hiệu quả chất lượng tăng, tần suất giao phối tăng, khoảng thời gian giữa các lần giao phối cũng ngắn lại. Ngoài ra, các thông số về khối lượng cơ quan sinh sản, số lượng tinh trùng đều cho thấy sự tăng rõ rệt (tăng khoảng 150%). Một cuộc nghiên cứu ngay sau đó, các nhà khoa học đã khẳng định định dịch chết sâm cau làm tăng kích thước và số lượng của tế bào Leydig (một loại tế bào trong tinh hoàn cá thể đực và có vai trò sản xuất tới 95% lượng testosterone trong máu). Từ đó có thể nhận định Sâm cau làm tăng cường sản xuất nội tiết tố nam testosterone nên có thể sử dụng để bào chế thành thuốc thảo dược trị yếu sinh lý, vô sinh ở nam giới.
* Một thử nghiệm lâm sàng tại Ấn Độ (được ghi trong sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” do GS. Đỗ Huy Bích chủ biên) sử dụng Sâm cau để điều trị cho những cặp vợ chồng vô sinh với người nam giới có các chứng giảm tinh trùng, tinh trùng chết, tinh trùng kém chuyển động và tinh trùng yếu. Bài thuốc gồm Sâm cau và hai dược liệu khác làm chất dẫn được cho uống với sữa và đường trong 3 tháng. Kết quả có sự thay đổi đáng kể về khả năng sống của tinh trùng sau một tháng điều trị, trong đó có sự thay đổi về đặc tính hình thái của tinh trùng. Ở tháng thứ hai có sự tăng về só lượng và khả năng chuyển động của tinh trùng, đồng thời số lượng tinh trùng non giảm. Sau ba tháng điều trị, tinh trùng bình thường phát triển ở 80% bệnh nhân nam giới, tương hợp với sự phát triển thai nghén ở người phụ nữ; 15 trong 50 bệnh nhân điều trị đã có con.
* Tại Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu các saponin triterpenoid có hoạt tính sinh học của một số cây thuốc Việt Nam” của TS. Bùi Thị Minh Giang (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) khẳng định, cao cồn thân rễ Sâm cau hay Tiên mao có hoạt tính sinh dục nam mạnh nhất, cao hơn 1,5 lần các loài có tác dụng tương tự. Biểu hiện là cao Sâm cau làm tăng trọng lượng tinh hoàn 150,2% và tuyến tiền liệt 200%. Vì thế, Sâm cau có thể được sử dụng là “Viagra” tự nhiên tốt nhất cho nam giới.
* Nghiên cứu của TS. Phan Quốc Kinh (nguyên giảng viên ĐH Dược Hà Nội) cho thấy Sâm cau giúp tăng gấp đôi trọng lượng tinh hoàn của chuột đực, tăng lực, kích thích trao đổi chất. Việc tăng kích thước tinh hoàn có thể giúp tăng sinh nồng độ testosterone trong máu, là nhân tố quyết định đến hoạt động sinh lý của cá thể đực. Điều này góp phần lý giải cơ chế tác dụng của Sâm cau trong việc làm trẻ hóa cơ thể, săn chắc cơ và kích thích sinh lý mạnh.
2. Rễ cau nổi trên mặt đất cũng có công dụng tốt cho sinh lý nam theo y học dân gian
Trong Đông y, rễ cau có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng tráng dương, bổ thận. Trong dược lý hiện đại, thành phần hoạt chất Ancaloit chiếm đa số. Và cũng chính thành phần này góp phần khá lớn trong việc điều trị các bệnh lý chuyên nam học như yếu sinh lý, bệnh liệt dương, tình trạng xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh, tiểu són, thận hư,… Để chữa bệnh, dân gian chỉ sử dụng các phần rễ lớn, phần rễ trồi lên mặt đất và chọn lựa rễ càng lâu năm thì công dụng chữa bệnh càng hiệu quả. Bởi khi đó, hàm lượng hoạt chất Ancoloit là rất lớn.
Bài thuốc số 1: chỉ dùng rễ cau
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
20 – 30 gram rễ cau non
Cách thực hiện:
– Đem những phần rễ cau non rửa sạch, thái thành các sợi nhỏ vừa đủ dùng rồi đem sao cho vàng;
– Sau đó, cho tất cả phần rễ cau vào trong nồi đất cùng với 400 ml nước lạnh, bắt lên bếp đun trên ngọn lửa liu riu;
– Khi nước cô đặc còn khoảng 200 ml là có thể tắt bếp;
– Chia phần nước sắc được thành hai phần bằng nhau để uống trong ngày vào hai buổi sáng và tối;
Bài thuốc số 2: Dùng rễ cau với rễ cây trầu không
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 10gram rễ cau non, 10 gram rễ cây trầu không
Cách thực hiện:
– Rửa sạch rễ cau non và rễ cây trầu không, thái hai vị thuốc trên thành các sợi nhỏ đủ dùng, rồi đem phơi nắng hoặc sấy cho khô để dùng dần;
– Cho rễ cau non và rễ cây trầu không với hàm lượng bằng nhau vào trong nồi đất cùng với 400 ml nước lạnh;
– Đun cho cô đặc lại còn khoảng 100 ml. Dùng thuốc khi thuốc còn ấm;
– Mỗi ngày sử dụng bài thuốc này hai lần vào hai buổi sáng và tối. Kiên trì sử dụng đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc số 3: Dùng rễ cau và các dược liệu khác trị bệnh liệt dương cho nam giới
Nguyên liệu cần có:
- 8 gram rễ cau non
- 8 gram quế thanh
- 20 gram ba kích
- 20 gram thục địa
- 20 gram hoài sơn
- 40 gram sâm bố chính
Cách thực hiện:
– Đem tất cả các vị thuốc trên, trừ quế thanh, sao vàng rồi tán thành bột mịn;
– Cho một ít mật vào hỗn hợp bột rồi hoàn thành viên có kích thích bằng hạt nhãn và cất trữ trong hũ thủy tinh để dùng dần;
– Mỗi lần sử dụng 3 – 5 viên cùng với cốc nước ấm;
– Dùng thuốc trước khi đi ngủ vào mỗi buổi tối;
– Thực hiện đều đặn mỗi ngày, sau 7 – 10 ngày sẽ có kết quả.
Các bài thuốc từ rễ cau chỉ áp dụng cho các trường hợp ở mức độ nhẹ và trung bình hoặc các đối tượng vừa mới phát hiện bệnh lý. Đối với những trường nặng, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ rễ cau để trị bệnh liệt dương, nếu người bệnh gặp phải một số triệu chứng bất thường, bạn nên ngưng sử dụng thuốc và chỉ sử dụng trở lại khi đã ổn định./.
Ý kiến của bạn