1920×310-min

Nhung hươu – thượng dược cho sức khỏe quý ông từ kinh nghiệm dân gian đến khoa học hiện đại

8 đã xem

Nhung hươu là sừng của hươu đực hay nai đực. Mỗi năm, vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai rụng đi, mùa xuân năm sau mọc lại sừng mới. Sừng mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu. Nhung có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn). Trong nhung hươu chứa 52,5% protid, 2,5% lipid, chất keo (keratin), 34% muối khoáng gồm Ca, amoni dưới dạng phosphat, carbonat; Fe, Mg, chất đạm và một chất nội tiết tố (hormone) – pantocrin gọi là lộc nhung tinh.

Nhung hươu - thượng dược cho sức khỏe quý ông từ kinh nghiệm dân gian đến khoa học hiện đại 1

  1. CÔNG DỤNG CỦA NHUNG HƯƠU 
  2. Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ KINH NGHIỆM DÂN GIAN
    • Tính vị

Nhung hươu có vị ngọt, mặn, tính ấm, vào 3 kinh thận, can, tâm có tác dụng bổ thận, tráng dương, sinh tinh, bổ tủy, ích huyết, mạnh gân cốt, giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe toàn thân

  • Công dụng
  • Tại Việt Nam
  • Sách Tuệ Tĩnh toàn tập có viết: Nhung hươu là một vị thuốc đại bổ khí khuyết, mạnh xương tủy, chữa mọi chứng hư tổn, hay không kể xiết. Thật vậy, nhung hươu từ lâu đã được biết đến là một loại thuốc bổ vô cùng quý hiếm, là một trong tứ đại danh dược “ Sâm, nhung, quế, phụ” trong Đông y, chuyên dùng cho các bậc vua chúa và tầng lớp thượng lưu để bồi bổ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
  • Nhung hươu có tác dụng bổ thận, tráng dương, sinh tinh, bổ tủy, ích huyết, mạnh gân cốt, giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe toàn thân nên rất thích hợp cho những người mới ốm dậy, gầy yếu, xanh xao, hoa mắt chóng mặt, người già đau lưng mỏi gối, nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, trẻ em còi xương chậm phát triển, phụ nữ bị vô sinh, thiếu máu nặng, huyết áp quá thấp… Người dùng nhung hươu thường xuyên da dẻ sẽ hồng hào, gân cốt linh hoạt, tinh thần sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ tốt, chóng lên cân và cải thiện sinh lý rõ rệt.
  • Tại Trung Quốc:
  • Nhung hươu đã được ghi chép trong những tài liệu y học phát hiện trong một ngôi đền của Trung quốc từ 2000 năm trước. Y học cổ truyền Trung hoa sử dụng nhung hươu để cải thiện sức khỏe của xương, bổ máu, giảm sưng phù, và điều trị bất lực. Pen Ts’ao Kang Mu đã liệt kê vài dạng chế phẩm của nhung hươu như viên thuốc, cồn thuốc, và thuốc mỡ trong sách y khoa thế kỷ 16.

Chính bởi những công dụng tuyệt vời ấy mà Nhung hươu được coi như một “thượng dược” cho sức khỏe và là “bảo bối” trong các bài thuốc y học cổ truyền phương Đông.

1.3. Một vài bài thuốc từ nhung hươu:

Trị tinh huyết suy kiệt, sắc mặt đen sạm, tai ù, mắt hoa, miệng khô, khát, lưng đau, gối mỏi, tiểu đục, trên táo dưới hàn: Lộc nhung, Đương quy (đều tẩy rượu). Lượng bằng nhau, tán bột. Dùng thịt Ô mai nấu thành cao, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 8-12g lúc đói với nướccơm (Hắc Hoàn – Tế Sinh Phương).

Trị tinh huyết đều khô, doanh vệ hao tổn, sốt về chiều, tự ra mồ hôi, hồi hộp, lo sợ, chân tay mỏi, các loại hư yếu: Lộc nhung (chưng rượu), Phụ tử (bào) đều 40g.Tán bột. Chia làm 4 phần. Thêm Sinh khương 10 lát, sắc uống ấm (Nhung Phụ Thang – Thế Y Đắc Hiệu Phương).

Trị hư yếu, liệt dương, da mặt không tươi, tiểu nhiều, không muốn ăn uống: Lộc nhung 20-40g. Ngâm rượu 7 ngày, uống dần (Lộc Nhung Tửu – Phổ Tế Phương).

Trị Thận dương bất túc, tinh khí hao tổn gây nên liệt dương, Di tinh, hoạt tinh, tiết tinh, lưng đau, gối mỏi, đầu váng, tai ù: Lộc nhung, Nhân sâm, Thục địa, Câu kỷ tử, Phụ tử. Làmthành hoàn, uống (Sâm Nhung Vệ Sinh Hoàn – Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).

Trị phụ nữ bị băng lậu, vô sinh do dương hỏa suy: Lộc nhung 40g, Thục địa 80g, Nhục thung dung 40g, Ô tặc cốt 40g. Tán bột. Ngày uống 8-12g. (Lộc Nhung Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị phụ nữ bị băng lậu: Lộc nhung 1g, A giao, Đương quy đều 12g, Ô tặc cốt 20g, Bồ hoàng 6g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với rượu ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị liệt dương, tiểu nhiều: Lộc nhung, sao rượu, tán bột. Mỗi lần uống 0,8g-1,2g với nước sắc 20g Dâm dương hoắc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Chữa tinh huyết khô kiệt, tai điếc, miệng khát, đau lưng, tiểu như nước vo gạo: Nhung hươu 40 g, đương qui 40 g, cả 2 sao khô, tán bột. Lấy thịt ô mai nấu thành cao trộn với bột trên, vo viên bằng hạt bắp, người lớn uống 50 viên/ngày, chia thành 2-3 lần, uống với nước cơm còn ấm.

Chữa trẻ em chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng: Bột nhung 0,5 g x 2 lần/ngày.

Giúp kéo dài tuổi thọ (dùng thường xuyên và đúng chỉ định): Bột nhung 0,3-1 g x 2-3 lần/ngày.

1.4. Kinh nghiệm dân gian           

Nhung hươu thường được dùng trong dân gian để tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi, chữa lành vết thương, cải thiện tình trạng thiếu máu, giảm bớt các triệu chứng của bệnh thấp khớp …. Người ta thường sử dụng nhung hươu theo phương pháp truyền thống: mang tán nghiền nhỏ, trộn ngâm mật ong, khi dùng lấy từng thìa nhỏ, hào thêm nước ấm nóng, cũng có thể ngâm rượu uống hàng ngày trước khi đi ngủ hoặc chế biến với một số vị thuốc khác.

  1. NHUNG HƯƠU DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KHOA HỌC HIỆN ĐẠI

Từ những công dụng đặc hiệu của Nhung hươu được ưa dùng trong dân gian. Nhung hươu đã được các nhà nghiên cứu y khoa hiện đại rất quan tâm và tiến hành nghiên cứu về lợi ích của nó. Đến nay, với hơn 650 nghiên cứu về công dụng của nhung hươu trên thế giới đã chứng minh: nhung hươu chứa tới 13 loại axit amin, glucosamin, protein, collagen, lipid, các khoáng chất và đặc biệt là hoạt chất IGF1. Đây chính là những hoạt chất tạo nên công dụng tuyệt vời của Nhung hươu.

  • Nhung hươu giúp tăng cường sức khỏe nền tảng, giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai
  • Trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam” có viết “ Người dùng nhung hươu nai thấy tinh thần sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh, ăn được nhiều, ngủ tốt, chóng lên cân. Vì khả năng bổ tủy, tạo máu nên nhung hươu đặc biệt tốt với những người ốm dậy, mới sinh”.
  • Năm 1998, ở New zealand, người ta đã thử nghiệm cho các lực sỹ uống 70mg chất lộc nhung tinh (nhung hươu) hằng ngày trong 2 tháng. Kết quả là nhóm lực sỹ được dùng nhung có khả năng chịu đựng về thể chất tăng gấp đôi so với nhóm không dùng nhung, đồng thời chức năng sinh lý cũng được cải thiện rõ rệt.
  • Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, ngoài hàm lượng protid, lipid, khoáng chất lớn, trong nhung hươu còn chứa IGF1 – đây chính là hợp chất chính đem lại các tác dụng tuyệt với của nhung hươu. Qua nghiên cứu cho thấy, IGF1 làm tăng cường tái tạo mô, tăng cường khả năng hồi phục của cơ thể, từ đó làm chậm quá trĩnh lão hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
    • Nhung hươu giúp hỗ trợ điều trị liệt dương, suất tinh sớm
  • Nhung hươu với lượng dưỡng chất lớn, quy kinh thận (thận tàng tinh, thận chủ sinh sản) giúp cơ thể khỏe mạnh, bổ sung sinh khí, dưỡng thận khí giúp tìm lại ham muốn, cung cấp một nguồn sinh khí dồi dào cho quá trình hoạt động tình dục. Người sinh lý yếu, liệt dương sử dụng nhung hươu thì cơ thể khỏe mạnh, tìm lại hưng phấn, khả năng sinh hoạt tình dục, người khỏe mạnh dùng nhung hươu giúp duy trì phong độ, tránh hao tổn thận khí, cơ thể luôn khỏe mạnh, sảng khoái sau sinh hoạt tình dục.
  • Điều này đã được chứng minh bởi y học Nhật Bản, khi bào chế thuốc Rulodin từ nhung hươu dưới dạng tiêm để trị các rối loạn về sinh lý của nam giới thì thấy hiệu quả rất tốt. Các chỉ số: ham muốn, cương độ, thời gian và chất lượng đều tăng đáng kể.
    • Khả năng tiết nội tiết tố, nhung hươu giúp làm chậm quá trình mãn dục nam

Nhung hươu giúp khôi phục nồng độ nội tiết tố nam trong huyết thanh thông qua việc kích thích tế bào tinh hoàn tiết ra nội tiết tố nam, từ đó giúp nam giới tăng hưng phấn. Ngoài ra điều đó cũng giúp làm chậm quá trình mãn dục nam (sự suy giảm nội tiết tố nam tự nhiên theo độ tuổi), giúp nam giới tuổi trung niên lấy lại sinh lực, ham muốn tình dục. Không chỉ vậy, nhung hươu hoạt huyết, lợi máu phần nào giúp tăng khả năng cương cứng, thời gian cương cứng khiến cuộc yêu trở nên hoàn hảo hơn.

2.4. Các công trình nghiên cứu khoa học của Nhung hươu

  • Trong nghiên cứu Tổng quan đánh giá về tác dụng dược lý của Nhung hươu được thực hiện bởi các nhà khoa học Trung Quốc năm 2013 cho thấy nhung hươu có một số tác dụng dược lý sau:
  • Kích thích miễn dịch
  • Chống viêm
  • Chống oxy hóa
  • Kích thích tái tạo tế bào và làm lành vết thương
  • Chống mệt mỏi
  • Chống loãng xương
  • Ức chế ung thư
  • Năm 2004: Ba thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên nghiên cứu tác dụng của nhung hươu trên hiệu suất thể thao được thực hiện bởi Broeder CE, Percival R, Quindry J,, đã thử nghiệm tác dụng của nhung hươu trên thành phần cơ thể, sức mạnh và hiệu suất hiếu khí và kỵ khí tối đa. Kết quả cho thấy, trong cùng một đối tượng (within-subject test) dùng nhung hươu là có cải thiện đáng kể, trong khi thử nghiệm tương tự đối với giả dược thì không cho thấy tác dụng.
  • Năm 2000, một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học delman J, Hanrahan P, Ghosh P.t trên một nhóm bệnh nhân bị viêm xương khớp. Kết quả cho thấy: sau 6 tháng, nhóm bệnh nhân sử dụng điều trị bằng nhung hươu có sự cải thiện, các triệu chứng viêm xương khớp giảm đáng kể so với những người không sử dụng.
  • Năm 2003, một nghiên cứu tại Australia được thực hiện trên một nhóm bệnh nhân bị viêm khớp. Kết quả cho thấy: nhóm dùng nhung hươu đạt được hiệu quả ngang hàng với nhóm dùng thuốc giảm đau mà không bị phản ứng phụ nào. Điều này cho thấy tác dụng điều trị viêm khớp của nhung hươu không hề thua kém các loại thuốc tân dược nào.
  • Năm 1999, Cục quản lý thuốc và thực phẩm của Hoa kỳ đã chấp thuận việc sử dụng nhung hươu trong việc điều trị viêm khớp. Ngoài ra, những bằng chứng lâm sàng ủng hộ hiệu quả của nhung hươu trong vài trị liệu khác như kích thích miễn dịch, chống lão hóa, có lợi cho máu và hệ tuần hoàn.
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn