1920×310-min

Một số món ăn, bài thuốc từ sâm cau

87 đã xem

Sâm cau được biết đến là thảo dược vô cùng quý hiếm, được nhiều nền y học thế giới ưa dùng với tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lý nam giới.

Theo y học cổ truyền, sâm cau có vị ngọt tính tấm, có tác dụng thêm sức nóng, làm hết lạnh, cường dương, mạnh gân cốt, dùng trong các trường hợp cơ thể suy nhược, người già yếu, kém ăn, đau lưng mỏi gối… Chính bởi công dụng tuyệt vời ấy mà Sâm cau được sử dụng nhiều làm dược liệu đầu vị trong các bài thuốc Đông y. Dưới đây là một số bài thuốc và món ăn có sâm cau vô cùng hiệu quả mà chúng ta không nên bỏ qua.

1. Một số bài thuốc có sâm cau

Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: Sâm cau 8g; sâm Bố Chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, mỗi vị 12g; cam thảo nam, cáp giới, ngũ gia bì, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương: Sâm cau 50g thái nhỏ, sao vàng, rượu trắng 650ml. Ngâm trong 7 ngày hơn. Mỗi ngày uống hai lần vào trước hai bữa ăn chính, mỗi lần 25 – 30ml.

Chữa nam giới liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh khó thụ thai: Sâm cau 20g; thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục, mỗi vị 16g; hồi hương 4g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa tê thấp, đau mình mẩy: Sâm cau, hy thiêm, hà thủ ô, mỗi vị 50g, rượu trắng 650ml, Ngâm trong 7 ngày hay hơn. Ngày uống 50ml chia hai lần.

Chữa sốt xuất huyết: Sâm cau 20g sao đen, cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp 10g sao đen, quả dành dành 8g sao đen. Sắc uống ngày một thang.

1. Một số bài thuốc có sâm cau 1

Chữa huyết áp cao, nhất là phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh: Sâm cau, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa hen, tiêu chảy: rễ sâm cau phơi khô, xắt lát mỏng, nhỏ, sao vàng. Dùng 12 – 16g, nấu với 250ml nước, sắc còn 50ml, uống một lần trong ngày, trước bửa ăn.

2. Một số món ăn có sâm cau

– Thịt gà nấu sâm cau:

Nguyên liệu: thịt gà 250g, sâm cau 15g, dâm dương hoắc 15g. Gia vị các loại.
Cách làm: thịt gà rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp gia vị, để khoảng 20 phút cho thấm. Hai loại dược liệu rửa sạch. Tất cả cho vào nồi đất, nấu với lượng nước vừa đủ, đến khi thịt gà chín mềm. Nêm lại gia vị vừa ăn. Ăn khi còn nóng.
Tác dụng: bổ thận dương, bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp. Rất có ích cho người bị rối loạn cương dương thể thận dương hư, đau lưng mỏi gối.

– Rượu sâm cau:

Nguyên liệu: sâm cau (phơi sấy khô, thái lát mỏng, phơi sấy khô, sao vàng) 50g, rượu gạo 650ml.
Cách bào chế: cho sâm cau vào rượu ngâm trong 7 – 10 ngày (hằng ngày lắc nhẹ bình ngâm 1 – 2 lần) là được.
Ngày uống 2 lần vào bữa ăn, mỗi lần uống khoảng 30ml.
Rượu này có tác dụng bổ thận dương, trừ phong thấp. Thường dùng chữa liệt dương, lưng đau lạnh, phong thấp, thần kinh suy nhược.

Có thể thấy, những bài thuốc trên đã được sử dụng phổ biến trong dân gian từ hàng trăm năm qua, đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, trong tự nhiên có rất nhiều loại cây có hình thái giống sâm cau khiến nhiều người rất dễ nhầm lần, nhất là khi chúng được phơi khô, sao vàng lại càng khó nhận biết. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia phân tích dược liệu thì với cách thức dân gian như sao vàng, sắc uống sẽ không thể đảm bảo giữ trọn hàm lượng hoạt chất trong sâm cau. Chính vì vậy, để thu được hoạt chất ở tỷ lệ cao nhất cũng như mang lại hiệu quả cao thì người dùng nên tìm mua dược liệu này ở các công ty có uy tín hoặc lựa chọn những chế phẩm từ sâm cau được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại nhằm giữ trọn vẹn hàm lượng hoạt chất.

- Rượu sâm cau: 1

huong-dan-mua-thuoc Ai nên dùng SÂM NHUNG CƯỜNG LỰC TUỆ LINH?

1. Người mãn dục nam, sinh lý yếu .

2. Người mệt mỏi, suy nhiệt, kiệt sức thiếu máu.

3. Người có nhu cầu tăng lực, tăng sự dẻo dai.

mua-ngay
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn