1920×310-min

CÔNG DỤNG CỦA SÂM CAU – GHI NHẬN CỦA CÁC NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN

97 đã xem

1. Sâm cau

  • Tên khoa học là: Curculigo orchioides Gaertn
  • Tên gọi khác là: Tiên mao, Tam lăng.

CÔNG DỤNG CỦA SÂM CAU – GHI NHẬN CỦA CÁC NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN 1

Hình ảnh Sâm cau

Tại các vùng đồng bào dân tộc miền núi có bài thuốc ngâm Sâm cau với rượu để trị các trường hợp vô sinh, khó thụ thai và để chống lại cái lạnh giá của núi rừng cũng như làm thuốc tăng lực cho người mệt mỏi. Người miền xuôi lên miền núi công tác được đồng bào dân tộc cho uống rượu Sâm cau đều đòi “về quê thăm vợ”. Vì thế, Sâm cau từ lâu đời đã được dân gian tương truyền là cây gây bệnh “nhớ vợ”.Một bài thuốc chữa vô sinh nam tài vùng núi Lang Chánh (Thanh Hóa) có thành phần chính là Sâm cau và Nhung hươu. Bài thuốc có tác dụng cải thiện hình thái tinh trùng của nam giới, giảm số tinh trùng non chưa hoàn thiện, tinh trùng chết hoặc kém chuyển động.

1.1. Tính vị, công năng

  • Sâm cau vị cay tính ấm, có độc, vào hai kinh tỳ và thận, có tác dụng thêm sức nóng, làm hết lạnh, cường dương, mạnh gân xương.

1.2. Công dụng:

Sâm cau được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, các tài liệu đã ghi nhận những công dụng tuyệt vời của Sâm cau cho sức khỏe con người. Cụ thể:

⇒ Tại Việt Nam: Sách “Cây cỏ Việt Nam” (GS.TS Phạm Hoàng Hộ chủ biên) có ghi, củ, rễ Sâm cau rất bổ, bổ thận, trị liệt dương, trị già sớm, chống viêm, trấn thống, trị máu cam, lợi tiểu, cho nước đái trong, trị tê thấp, trị bạch huyết…
Sâm cau được dùng trong các trường hợp:

  • Chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người già đái són, lạnh dạ, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn.
  • Liều dùng mỗi ngày 12 – 20g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác.
  • Chữa hen và tiêu chảy.
  • Nhân dân ở một số vùng dân tộc thiểu số dùng rễ củ sâm cau làm thuốc bổ.
  • Dùng ngoài, rễ giã nát đắp chữa lở loét.

⇒ Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nước sắc thân rễ sâm cau tán bột được dùng làm thuốc bổ chung, thuốc hồi sức để điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính. Thuốc còn làm tăng huyết áp, và điều kinh.

⇒ Tại Ấn Độ, Nepal và Philippin, thân rễ sâm cau được dùng làm thuốc lợi tiểu và kích dục, chữa bệnh ngoài da, loét dạ dày tá tràng, trĩ, lậu, bạch đới, hen, vàng da, tiêu chảy và nhức đầu. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng thân rễ sâm cau để gây sẩy thai dưới dạng thuốc sắc, hoặc thuốc bột uống với đường trong một cốc sữa. Rễ sâm cau là một thành phần trong bài thuốc cổ truyền Ấn Độ (Hindu Ayurveda) gồm 10 dược liệu trị sỏi niệu, kéo dài tuổi thọ, tăng cường sinh lý. Dùng ngoài, rễ sâm cau giã nát, đắp chữa ngứa và bệnh ngoài da.


⇒ Tại Thái Lan, thân rễ sâm cau là thuốc lợi tiểu và trị tiêu chảy.


⇒ Tại Papua Niu Guiê, thân rễ và lá sâm cau được hơ nóng cho mềm, rồi chà xát lên cơ thể làm thuốc tránh thụ thai.


Ngày nay, khoa học đã chứng minh những công năng tuyệt vời của Sâm cau bằng các nghiên cứu khoa học bài bản. Sâm cau cũng đã được nghiên cứu phối hợp với các dược liệu khác và sản xuất sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe nền tảng và sinh lý nam.

Nhận thấy được công năng tốt của Sâm cau và với một số thảo dược có tác dụng đặc biệt mạnh về sức khỏe và sinh lý nam như: Nhung hươu Bắc cực, Nhân Sâm, Sâm Tongkat Ali… Chúng tôi tiến hành kết hợp tất cả những gì tinh túy nhất của các dược liệu tạo thành sản phẩm có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng cường sinh lý nam giới: Sâm Nhung Cường Lực Tuệ Linh.

CÔNG DỤNG CỦA SÂM CAU – GHI NHẬN CỦA CÁC NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN 2

huong-dan-mua-thuoc Ai nên dùng SÂM NHUNG CƯỜNG LỰC TUỆ LINH?

1. Người mãn dục nam, sinh lý yếu .

2. Người mệt mỏi, suy nhiệt, kiệt sức thiếu máu.

3. Người có nhu cầu tăng lực, tăng sự dẻo dai.

mua-ngay
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn